Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?

Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng các yêu cầu nào? Bên cạnh đó tôi cũng thắc mắc trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào và cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Xin hãy giải đáp thắc mắc giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định của pháp luật nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:

Điều 5 Nội dung điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
Điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Thu thập, ghi lại và phân tích các thông tin có thể thu thập được về sự cố tai nạn tàu bay;
2. Nghiên cứu, xác định các nguyên nhân gây ra sự cố, tai nạn tàu bay;
3. Khuyến cáo đối với việc bảo đảm an toàn hàng không;
4. Lập báo cáo về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.

Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:

- Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm đại điện Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch, đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.

- Bộ Giao thông vận tải thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoặc tổ chức điều tra theo cách thức phù hợp với mức độ, tính chất của sự cố, tai nạn đó. Trong trường hợp cần thiết thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay, Bộ Giao thông vận tải có thể mời đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.

- Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay do Bộ Giao thông vận tải thành lập (sau đây gọi là cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay) có quyền trưng dụng người có đủ năng lực, trình độ của các tổ chức của Việt Nam sau đây để phục vụ hoạt động điều tra sự cố, tai nạn tàu bay:

+ Người khai thác tàu bay;

+ Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;

+ Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng và thử nghiệm tàu bay;

+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp về hàng không.

- Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được bố trí nơi làm việc thích hợp gần khu vực hiện trường xảy ra sự cố hoặc tai nạn tàu bay; được trang bị phương tiện đi - lại, trang bị, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay. Nơi làm việc do cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quyết định tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể.

- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ điều tra tai nạn, sự cố tàu bay sau khi kết thúc việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay.

Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào?

Bảo vệ hiện trường tàu bay bị sự cố, tai nạn

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về bảo vệ hiện trường và di chuyển tàu bay bị sự cố, tai nạn như sau:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện tìm kiếm, cứu nạn có trách nhiệm bảo vệ tàu bay và hiện trường của tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn.

- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hoạt động bảo vệ hiện trường, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

+ Cấp cứu người còn sống; dập cháy và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;

+ Bảo vệ tàu bay để không bị cháy hoặc hư hỏng thêm; không làm xáo trộn hoặc thay đổi tư thế xác nạn nhân; không làm hư hỏng hoặc xáo trộn hàng hoá, hành lý và các đồ vật khác chuyên chở trên tàu bay;

+ Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do hàng nguy hiểm;

+ Chụp ảnh, quay phim hoặc các biện pháp cần thiết khác để lưu giữ vật chứng dễ bị mất hoặc biến dạng;

+ Thu thập họ tên và địa chỉ của những người chứng kiến để phục vụ cho việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.

- Chủ sở hữu, người khai thác tàu bay hoặc người thuê tàu bay có trách nhiệm di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.

- Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay tổ chức di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn đến vị trí thích hợp trong trường hợp những người quy định tại khoản 3 Điều này không thực hiện.

- Việc di chuyển tàu bay bị sự cố hoặc tai nạn, hàng hoá, hành lý và các đồ vật chuyên chở trên tàu bay bị sự cố, tai nạn phải được lập biên bản. Biên bản ghi rõ hiện trạng của các đồ vật và tổ chức, cá nhân được giao đồ vật.

Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện hoạt động bảo vệ hiện trường, bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Cấp cứu người còn sống; dập cháy và bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân;

- Bảo vệ tàu bay để không bị cháy hoặc hư hỏng thêm; không làm xáo trộn hoặc thay đổi tư thế xác nạn nhân; không làm hư hỏng hoặc xáo trộn hàng hoá, hành lý và các đồ vật khác chuyên chở trên tàu bay;

- Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do hàng nguy hiểm;

- Chụp ảnh, quay phim hoặc các biện pháp cần thiết khác để lưu giữ vật chứng dễ bị mất hoặc biến dạng;

- Thu thập họ tên và địa chỉ của những người chứng kiến để phục vụ cho việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.

Tai nạn tàu bay
Điều tra sự cố tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người nào có thể điều tra khi trực thăng gặp tai nạn? Người điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Tàu bay dân dụng quốc tế mà gặp tai nạn nghiêm trọng thì quốc gia nào có trách nhiệm điều tra tai nạn?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra được phép công bố thông tin gì và không được phép công bố thông tin gì?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng khung năng lực như thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người cơ quan điều tra có được phép giữ thi thể nạn nhân lại không?
Pháp luật
Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?
Pháp luật
Để trở thành người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng điều kiện gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn tàu bay
1,418 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn tàu bay Điều tra sự cố tàu bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn tàu bay Xem toàn bộ văn bản về Điều tra sự cố tàu bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào