Trong trường hợp nào thì một Điều ước quốc tế sẽ không thể ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó?
- Trong trường hợp nào thì một Điều ước quốc tế sẽ không thể ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó?
- Khi không phải tất cả các bên tham gia Điều ước quốc tế trước đều tham gia Điều ước quốc tế sau cùng một vấn đề thì việc thi hành điều ước sau được thực hiện như thế nào?
- Những quy định của một Điều ước quốc tế sẽ ràng buộc đối với các bên về mọi hành vi hay sự kiện xảy ra trước ngày điều ước đó có hiệu lực khi nào?
Trong trường hợp nào thì một Điều ước quốc tế sẽ không thể ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó?
Căn cứ theo Điều 29 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Phạm vi lãnh thổ thi hành các điều ước
Một điều ước sẽ ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó, trừ khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc thể hiện bằng một cách khác.
Như vậy, một Điều ước quốc tế sẽ không thể ràng buộc mỗi bên trong phạm vi toàn lãnh thổ của bên đó khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc thể hiện bằng một cách khác.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Khi không phải tất cả các bên tham gia Điều ước quốc tế trước đều tham gia Điều ước quốc tế sau cùng một vấn đề thì việc thi hành điều ước sau được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 30 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Việc thi hành một điều ước kế tiếp về cùng một vấn đề
1. Không phương hại đến các quy định của Điều 103 Hiến chương Liên hiệp quốc, những quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia các điều ước về cùng một vấn đề sẽ được xác định phù hợp với các khoản dưới đây:
2. Khi một điều ước quy định rõ rằng nó phụ thuộc vào hoặc không được xem là mâu thuẫn với một điều ước đã có trước đó hoặc sẽ có sau đó thì những quy định của điều ước có trước hoặc sau đó sẽ có giá trị.
3. Khi tất cả các bên tham gia điều ước trước cũng là các bên của điều ước sau, mà điều ước trước không thể bị coi là chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành chiểu theo Điều 59, thì điều ước trước sẽ chỉ được thi hành trong chừng mực mà các quy định của nó phù hợp với các quy định của điều ước sau.
4. Khi không phải tất cả các bên tham gia điều ước trước đều tham gia điều ước sau:
a) Trong quan hệ giữa các quốc gia tham gia cả hai điều ước, quy tắc áp dụng là quy tắc được nêu ra ở khoản 3;
b) Trong quan hệ giữa một quốc gia tham gia cả hai điều ước và một quốc gia chỉ tham gia một trong hai điều ước đó, thì các quyền và nghĩa vụ tương hỗ giữa họ sẽ được điều chỉnh bởi điều ước mà trong đó cả hai đều là thành viên.
5. Khoản 4 được áp dụng không phương hại đến các quy định của Điều 41, hoặc đến vấn đề chấm dứt hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước chiểu theo Điều 60, hoặc đến vấn đề trách nhiệm của một quốc gia có thể phát sinh từ việc ký kết hay thi hành một điều ước mà những quy định của nó là mâu thuẫn với những nghĩa vụ đã cam kết đối với quốc gia khác theo một điều ước khác.
Theo đó, khi không phải tất cả các bên tham gia Điều ước quốc tế trước đều tham gia Điều ước quốc tế sau cùng một vấn đề thì việc thi hành điều ước sau được thực hiện như sau:
- Trong quan hệ giữa các quốc gia tham gia cả hai điều ước, quy tắc áp dụng là quy tắc được nêu ra ở khoản 3;
- Trong quan hệ giữa một quốc gia tham gia cả hai điều ước và một quốc gia chỉ tham gia một trong hai điều ước đó, thì các quyền và nghĩa vụ tương hỗ giữa họ sẽ được điều chỉnh bởi điều ước mà trong đó cả hai đều là thành viên.
Những quy định của một Điều ước quốc tế sẽ ràng buộc đối với các bên về mọi hành vi hay sự kiện xảy ra trước ngày điều ước đó có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 28 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Tính không hồi tố của các điều ước
Những quy định của một điều ước sẽ không ràng buộc đối với các bên về mọi hành vi hay sự kiện xảy ra trước ngày điều ước đó có hiệu lực, trừ khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc được thể hiện bằng một cách khác.
Theo đó, những quy định của một Điều ước quốc tế sẽ ràng buộc đối với các bên về mọi hành vi hay sự kiện xảy ra trước ngày điều ước đó có hiệu lực khi có một ý định khác xuất phát từ điều ước hoặc được thể hiện bằng một cách khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?