Trong trường hợp nào thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần?

Xin cho hỏi nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng các điều kiện gì? Trong trường hợp nào thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần? Anh Thiên Minh (Bắc Ninh) đặt câu hỏi.

Khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phương thức nào?

Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định về phương thức khoán chi thực hiện nhiệm vụ như sau:

Phương thức khoán chi thực hiện nhiệm vụ
1. Khoán chi thực hiện nhiệm vụ là giao quyền tự chủ tài chính cho tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền giao khoán, gắn với trách nhiệm về các kết quả của nhiệm vụ được giao đúng mục tiêu, yêu cầu; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.
2. Nhiệm vụ được khoán chi theo một trong hai phương thức sau:
a) Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;
b) Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.
3. Nhiệm vụ được xây dựng dự toán kinh phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN); việc triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định khoán chi tại Thông tư này.

Theo đó, về khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo 02 phương thức sau đây:

- Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

- Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

Trong trường hợp nào thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần?

Trong trường hợp nào thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng đồng thời các điều kiện

Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng
1. Nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Nhiệm vụ được tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ thuyết minh và đề xuất thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;
b) Sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ đã được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng;
c) Nhiệm vụ có tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước đối với các nội dung quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 3 Điều 7 Thông tư này phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu chiếm không quá 15% tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ và không quá 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng);
d) Được Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ xem xét và đề xuất khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí.
2. Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng: không được điều chỉnh phương thức khoán khi nhiệm vụ đã và đang thực hiện; không được điều chỉnh tổng mức kinh phí được giao khoán; không được điều chỉnh tên, mục tiêu và sản phẩm cuối cùng của nhiệm vụ; việc điều chỉnh về tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu, tiến độ và thời gian thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với nhiệm vụ cấp quốc gia và của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với nhiệm vụ cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Đối chiếu với quy định trên thì nhiệm vụ được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi đáp ứng đồng thời các điều kiện như sau:

- Nhiệm vụ được tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ thuyết minh và đề xuất thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

- Sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ đã được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được; số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra; địa chỉ ứng dụng;

- Nhiệm vụ có tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước đối với các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu chiếm không quá 15% tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ và không quá 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng);

- Được Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ xem xét và đề xuất khoán chi đến sản phẩm cuối cùng;

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí.

Trong trường hợp nào thì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần?

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định về nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần như sau:

Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần
1. Các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần. Các phần công việc khoán chi, phần công việc không khoán chi được xác định trên cơ sở thuyết minh của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ.
2. Các phần công việc được giao khoán
a) Công lao động trực tiếp, gồm: công lao động cho các chức danh nghiên cứu; thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ.
b) Chi quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
c) Hội thảo khoa học, công tác trong nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.
d) Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (nếu có).
đ) Điều tra, khảo sát thu thập số liệu.
e) Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
g) Mua dụng cụ, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo; dịch vụ thuê ngoài; văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in, phô tô tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu.
h) Các công việc khác liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ và không thuộc các phần công việc quy định tại Khoản 3, Điều 7 Thông tư này.
3. Các phần công việc không được giao khoán
a) Mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (vật liệu, hóa chất), phụ tùng phục vụ hoạt động nghiên cứu chưa được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
b) Sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, bao gồm:
- Mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.
- Thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu.
- Khấu hao tài sản cố định.
- Sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu.
c) Đoàn ra.
4. Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần: Không được điều chỉnh phương thức khoán khi nhiệm vụ đã và đang thực hiện; không được điều chỉnh tổng mức kinh phí đối với phần kinh phí được giao khoán; kinh phí không được giao khoán được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 Thông tư này; việc điều chỉnh về tên, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, sản phẩm, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ, tiến độ và thời gian thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với nhiệm vụ cấp quốc gia và của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với nhiệm vụ cấp Bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Như vậy, các nhiệm vụ không đủ điều kiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thì thực hiện theo phương thức khoán chi từng phần.

Các phần công việc khoán chi, phần công việc không khoán chi được xác định trên cơ sở thuyết minh của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ.

Khoa học và công nghệ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định cụ thể chi vào các việc gì?
Pháp luật
Mẫu Bản đăng ký đề nghị xét tặng giải thưởng của bộ, ngành, địa phương về khoa học và công nghệ là mẫu nào?
Pháp luật
Trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có được ưu tiên cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là nữ không?
Pháp luật
Hồ sơ xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ gồm những gì?
Pháp luật
Quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong mục đích chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ có việc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không?
Pháp luật
Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng khi nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ mới nhất hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Dữ liệu chủ của Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là dữ liệu gì? Dữ liệu đưa vào Cơ sở dữ liệu được thu thập từ đâu?
Pháp luật
Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ như thế nào thì có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoa học và công nghệ
2,400 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoa học và công nghệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khoa học và công nghệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào