Trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất mức bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?
- Người có tài sản trưng dụng là ai?
- Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
- Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất được quy định như thế nào?
- Tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất được chi trả trong bao lâu?
Người có tài sản trưng dụng là ai?
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.
Theo đó, người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.
Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản trưng dụng bị mất;
b) Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;
c) Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.
...
Theo đó, người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau:
- Tài sản trưng dụng bị mất;
- Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;
- Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.
Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
....
2. Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
...
Theo đó, căn cứ vào Điều 35 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định cụ thể:
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất
1. Trường hợp tài sản trưng dụng bị mất thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
2. Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
3. Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.
Như vậy, trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 35 nêu trên.
Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường;
Nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
Tài sản trưng dụng bị mất (Hình từ Internet)
Tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất được chi trả trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định như sau:
Chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra
1. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
2. Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trực tiếp cho người có tài sản trưng dụng.
4. Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
Theo đó, tiền bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?