Trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá thì dung dịch đệm TAE được dùng trong phương pháp nào để chẩn đoán bệnh?

Dung dịch đệm TAE được dùng trong phương pháp nào trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá? Để có thể điều chế ra dung dịch đệm TAE thì cần các thành phần nào và thực hiện điều chế như thế nào? Có phải đối với các loại cá lớn thì triệu chứng của bệnh hoại tử thần kinh thường ít hơn hay không? Câu hỏi từ anh Quốc từ Cần Thơ.

Trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá thì dung dịch đệm TAE được dùng trong phương pháp nào để chẩn đoán bệnh?

Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển

Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển (Hình từ Internet)

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá như sau:

Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, từ 96 % đến 100 % (thể tích).
3.1.2 Dung dịch muối đệm phosphate (PBS)
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng RT PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction) và Realtime RT PCR.
3.2.1 Cặp mồi, gồm mồi xuôi và mồi ngược RT PCR.
3.2.2 Cặp mồi, gồm mồi xuôi và mồi ngược, Dò (Probe) Realtime RT PCR.
3.2.3 Kít tách chiết ARN (acid deoxyribo nucleic).
3.2.4 Kít nhân gen RT PCR, PCR
3.2.5 Kít nhân gen Realtime RT PCR
3.2.6 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.7 Thang chuẩn DNA (Ladder)
3.2.8 Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.9 Kít tách chiết ARN (acid deoxyribo nucleic).
3.2.10 Agarose
3.2.11 Dung dịch đệm TAE (Tris - acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris - brorate - EDTA) (xem A.1).
3.2.12 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.2.13 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X)
3.3 Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng parafin
3.3.1 Formalin 10 %, được chuẩn bị từ dung dịch formaldehyde 38 % và dung dịch muối đệm phosphat (PBS) hoặc nước cất (tỷ lệ thể tích 1 : 9).
3.3.2 Xylen
3.3.3 Thuốc nhuộm Haematoxylin (xem A.2).
3.3.4 Thuốc nhuộm Eosin (xem A.3).
3.3.5 Parafin, có độ nóng chảy từ 56 °C đến 60 °C.

Theo đó, dung dịch đệm TAE được dùng trong phương pháp chẩn đoán bằng RT PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction) và Realtime RT PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá.

Thành phần điều chế dung dịch đệm TAE bao gồm những thành phần nào?

Theo Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển quy định về dung dịch đệm TAE như sau:

A.1 Dung dịch đệm TAE hoặc TBE
A.1.1 Thành phần
Dung dịch TAE (hoặc TBE) 10X: 100 ml
Nước khử ion: 900 ml
Tổng: 1000 ml dung dịch TAE (TBE) 1X
A.1.2 Chuẩn bị
Lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hòa chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
A.2 Thuốc nhuộm Hematoxylin (dung dịch Hematoxylin - Mayer)
A.2.1 Thành phần
Hematoxylin dạng tinh thể: 4 g
Natri iodat: 0,8 g
Amoni alum sulphate [NH4Al(SO4)2]: 100 g
(hoặc Postasium alum sulphate [KAI(SO4)2])
Axit citric: 4 g
Cloral hydrat: 200 g
Nước: 2000 ml
A.2.2 Chuẩn bị
Hòa tan Hematoxylin trong nước, sau đó cho natri iodat và amoni nhôm sulfat hoặc kali nhôm sulfat, hòa tan, tiếp tục cho axit citric và chloral hydrat rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã pha trong chai tối màu.
A.3 Thuốc nhuộm Eosin
A.3.1 Thành phần
Eosin Y: 10 g
Etanol 70 %: 1 lít
Axit axetic: 5 ml
A.3.2 Chuẩn bị
Thêm từ 2 giọt đến 3 giọt axit axetic vào etanol 70 %. Hòa tan eosin trong etanol, sau đó thêm axit axetic rồi lọc qua giấy lọc.
Bảo quản dung dịch đã chuẩn bị trong chai tối màu.
A.4 Dung dịch muối đệm phosphat (PBS)
A.4.1 Thành phần
Natri clorua (NaCl) 8 g
Natri hydro photphat dihydrat (Na2HPO4.2H2O) 2,9 g
Kali dihydro photphat (KH2PO4) 0,2 g
Kali clorua (KCl) 0,2 g
Nước cất 1000 ml
A.4.2 Chuẩn bị
Hòa tan các thành phần trên vào 1000ml nước cất, khuấy và lắc đều.
Chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 1N hoặc dung dịch HCl 1N. Hấp vô trùng ở 121 °C trong 30 min.

Theo đó, thành phần điều chế dung dịch đệm TAE như sau:

- Dung dịch TAE (hoặc TBE) 10X (100 ml)

- Nước khử ion (900 ml)

Lấy 100 ml dung dịch TAE (TBE) 10X hòa chung với 900 ml nước khử ion, khuấy và lắc đều và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Các loại cá biển lớn đã trưởng thành khi mắc bệnh hoại tử thần kinh có phải thường ít triệu chứng lâm sàng hơn hay không?

heo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển quy định về triệu chứng lâm sàng như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
...
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu bệnh lý điển hình của cá nhiễm VNN là các biểu hiện thần kinh như: bơi lội không bình thường (bơi vòng tròn, bơi ngửa, bơi không định hướng...) bỏ ăn, da tối màu, trương bóng hơi, đầu lao xuống dưới.
Giai đoạn cấp tính thường xuất hiện tại các trại ương giống ấu trùng (từ 10 đến 25 ngày tuổi). Cá giống bỏ ăn, chết rải rác, bơi không bình thường, bơi lội mạnh không định hướng, đầu lao xuống dưới.
Cá lớn (trên 150g) bị bệnh VNN có ít triệu chứng hơn. Cá thường chuyển màu đen và bơi chậm chạp với bóng hơi trương phồng. Giải phẫu cơ quan nội tạng bình thường và ruột không có thức ăn.
Cá bệnh hoạt động yếu đầu treo trên mặt nước hoặc dưới đáy bể hoặc đáy lồng, triệu chứng tăng dần khi cả quần đàn nhiễm bệnh. Cá chết sau khoảng từ 3 đến 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.
...

Như vậy, đối với cá lớn (trên 150g) bị bệnh hoại tử thần kinh thường có ít triệu chứng hơn. Cá thường chuyển màu đen và bơi chậm chạp với bóng hơi trương phồng. Giải phẫu cơ quan nội tạng bình thường và ruột không có thức ăn.

Bệnh hoại tử thần kinh ở cá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong phương pháp Realtime RT PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá thì cần sử dụng cặp mồi nào?
Pháp luật
Để thực hiện tách chiết ARN trong phương pháp Nested RT PCR nhằm chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá thì cần dùng những hóa chất nào?
Pháp luật
Số lượng mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá trong phương pháp nhuộm HE có khác với phương pháp Nested RT PCR hay không?
Pháp luật
Phản ứng Nested RT PCR trong phương pháp Nested RT PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá có bao nhiêu bước thực hiện?
Pháp luật
Quy trình tách chiết ARN trong phương pháp Nested RT PCR chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Trong việc chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá thì dung dịch đệm TAE được dùng trong phương pháp nào để chẩn đoán bệnh?
Pháp luật
Chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh ở cá chẽm trong phòng thí nghiệm thì số lượng mẫu thử nghiệm cần chuẩn bị là bao nhiêu?
Pháp luật
Cá chẽm nhiễm bệnh hoại tử thần kinh sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào? Trường hợp cá chẽm mắc bệnh hoại tử thần kinh là do nguyên nhân nào gây nên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh hoại tử thần kinh ở cá
881 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh hoại tử thần kinh ở cá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh hoại tử thần kinh ở cá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào