Trong việc khảo sát địa chất công trình thủy lợi thì vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ được thực hiện như thế nào?
Trong việc khảo sát địa chất công trình thủy lợi thì vệ sinh môi trường được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục H.9 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Vệ sinh môi trường
1) Cấm phóng uế, vứt rác thải bừa bãi ra trong và xung quanh khoan trường. Mọi thứ phế thải phải được đổ xuống hố chôn lấp tại vị trí thích hợp;
2) Không được làm nhiễm bẩn nguồn nước xung quanh khu vực khảo sát;
3) Phải bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng xung quanh khu vực khảo sát. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người tham gia công tác khảo sát, không được chặt phá bừa bãi;
4) Hàng ngày phải vệ sinh khu vực khảo sát, nơi ở của đơn vị, khi rút quân phải tổng vệ sinh sạch sẽ.
Theo đó, trong việc khảo sát địa chất công trình thủy lợi thì vệ sinh môi trường được thực hiện như sau:
- Cấm phóng uế, vứt rác thải bừa bãi ra trong và xung quanh khoan trường. Mọi thứ phế thải phải được đổ xuống hố chôn lấp tại vị trí thích hợp;
- Không được làm nhiễm bẩn nguồn nước xung quanh khu vực khảo sát;
- Phải bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng xung quanh khu vực khảo sát. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người tham gia công tác khảo sát, không được chặt phá bừa bãi;
- Hàng ngày phải vệ sinh khu vực khảo sát, nơi ở của đơn vị, khi rút quân phải tổng vệ sinh sạch sẽ.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trong khảo sát địa chất công trình thủy lợi thì việc phòng chống cháy nổ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục H.8 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Phòng chống cháy nổ
1) Không được lưu giữ xăng, dầu, các vật liệu dễ bắt lửa, cháy nổ và axit ở trong nhà, trong lán có người ở;
2) Cấm hút thuốc, dùng ngọn lửa trần, đèn dầu ở khu vực có chứa xáng, dầu, hóa chất, vật liệu dễ cháy nổ;
3) Cấm dùng dụng cụ bằng sắt thép để mở nắp các thùng xăng, dầu;
4) Cấm đốt lửa gần kho xăng, dầu, gần nhà để ô tô, xe máy hoặc kho để thiết bị;
5) Cấm đốt lửa ở nơi có các chất dễ cháy như lá, cỏ khô, bụi cây khô, bãi than bùn, v.v...; cấm đốt rừng để làm nền khoan hoặc dọn sạc bề mặt hố đào;
6) Cấm vứt tàn diêm, đầu thuốc lá đang cháy dở vào rừng;
7) Cấm chiếu sáng trên khu vực khảo sát bằng đèn dầu hay ngọn lửa trần;
8) Cấm đặt dây tải điện trên tháp khoan hoặc những nơi dụng cụ khoan hoạt động có thể va đập làm đứt dây hoặc vỏ cách điện;
9) Khu vực xung quanh hố khoan, hố đào phải được dọn quang cỏ, rác khô trong phạm vi bán kính tối thiểu 5 m;
10) Trước khi đi làm, đi ngủ phải dập tắt mọi nguồn lửa ở lán trại. Ban đêm nếu để đèn dầu phải đặt đèn xa các vật dễ cháy, đèn phải có chụp che gió và phải có biện pháp giữ cho đèn không bị đổ.
Như vậy, trong khảo sát địa chất công trình thủy lợi thì việc phòng chống cháy nổ được thực hiện như quy định trên.
An toàn lao động trong việc đào hố của công trình thủy lợi được quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục H.7 Phụ lục H ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
An toàn lao động trong đào hố
1) Nhóm đào tối thiểu phải có 2 người để thay đổi luân phiên lẫn nhau, trong đó 1 người đào hố phải buộc dây an toàn và đội mũ bảo vệ, 1 người ở trên miệng hố để phục vụ chuyển đất và cảnh giới. Dây an toàn có 1 đầu dây buộc cố định vào thân cây hay cột trụ chắc chắn trên mặt đất, 1 đầu dây buộc ngang thắt lưng người đào (hoặc người mô tả). Dây an toàn phải chắc chắn, chịu được tải trọng tới 150 kG và có chiều dài đủ thoải mái và thuận tiện cho người đào (hoặc người mô tả) hố;
2) Trước khi đào hố phải kiểm tra dụng cụ xuốc, xẻng, choòng có cán được tra chắc chắn không bị long, tụt. Dây kéo xô đất phải là dây thừng được buộc chắc chắn, không bị tuột và phải có khả năng chịu tải được tới 50 kG để tránh xảy ra tai nạn. Trường hợp dây đã cũ, mòn hoặc lão hóa làm giảm khả năng chịu tải thì phải được thay kịp thời;
3) Hạn chế tối đa công tác đào (hoặc mô tả) hố vào ban đêm, trường hợp cần thiết thì phải có đèn thắp sáng và số lượng người phục vụ trên miệng hố tối thiểu phải là 02 người;
4) Đào hố cần được thực hiện và hoàn thành trong ngày, trường hợp bắt buộc phải đào trong nhiều ngày thì khi kết thúc đào trong ngày, hố đào phải được làm rào chắn bao quanh để bảo vệ. Rào chắn phải được làm chắc chắn bằng cọc gỗ (đóng sâu xuống mặt đất 0,3 m đối với đất cứng và 0,5 m đối với đất mềm) và buộc dây xung quanh cách biên hố đào tối thiểu 1 m, chiều cao rào chắn tối thiểu là 1,2 m;
5) Trường hợp công tác đào (hoặc mô tả) bị gián đoạn, trước khi xuống hố để đào (hoặc mô tả) tiếp, cần kiểm tra kỹ đáy hố đề phòng rắn, rết bọ cạp rơi vào trong hoặc có khí độc tích tụ trong hố đào. Biện pháp kiểm tra đơn giản là thả đuốc xuống đáy hố để thắp sáng kiểm tra đáy hố, đồng thời xem xét khả năng tích tụ khí độc qua việc tăng giảm cường độ cháy của ngọn lửa. Buộc dây vào cành lá cây thả xuống hố đào kéo lên kéo xuống nhiều lần để xua khí độc trong hố đào và để không khí trên miệng hố đào tràn xuống;
6) Hố đào có chiều sâu lớn hơn 4 m, đào hố trong khu vực gần hang hốc, đầm lầy hoặc nơi có thảm thực vật dày, thì khi thi công đào (hoặc mô tả) hố cần đeo mặt nạ phòng độc để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp này tốt nhất là không nên dùng biện pháp đào hố mà chuyển sang biện pháp khoan tay hoặc khoan máy.
An toàn lao động trong việc đào hố của công trình thủy lợi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?