Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì cá nhân có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
- Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
- Bộ Quốc phòng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nào trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
- Bộ Quốc phòng có được tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tinh thần chiến đấu cao để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng không?
Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì cá nhân có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định tại Điều 28 Luật An toàn thông tin mạng 2015 như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình; hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;
c) Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Chính phủ quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm như sau:
- Ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình;
- Hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng được thực hiện thông qua hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Ngăn chặn hành động của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có mục đích phá hoại tính nguyên vẹn của mạng;
- Loại trừ việc tổ chức thực hiện hoạt động trái pháp luật trên mạng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng thì cá nhân có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ internet)
Bộ Quốc phòng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nào trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng?
Bộ Quốc phòng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích được quy định tại Điều 19 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:
a) Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
b) Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Bộ Quốc phòng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
Bộ Quốc phòng có được tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tinh thần chiến đấu cao để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng không?
Bộ Quốc phòng có được tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tinh thần chiến đấu cao để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được quy định tại Điều 20 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng.
2. Tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, điều phối và sử dụng các nguồn lực quốc phòng để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tinh thần chiến đấu cao để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là trách nhiệm của Bộ Quốc Phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh quán karaoke có được miễn đăng ký môi trường khi không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay không?
- Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào?
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?