Trong việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm thì Bộ Tư pháp sẽ có những nhiệm vụ gì?
Việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 99/2022/NĐ-CP về nội dung quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Tổ chức, quản lý hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm; xây dựng và quản lý các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu; quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm.
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
6. Hợp tác quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước quy định tại Điều này.
7. Thống kê đăng ký biện pháp bảo đảm; tổng hợp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
8. Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm gồm những nội dung được quy định tại Điều 54 nêu trên.
Biện pháp bảo đảm (Hình từ Internet)
Trong việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm thì Bộ Tư pháp sẽ có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
...
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;
b) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
d) Quản lý nhà nước đối với cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung, bằng cây hằng năm, công trình tạm; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung, bằng cây hằng năm, công trình tạm; đối với việc cấp tài khoản đăng ký trực tuyến, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung, bằng cây hằng năm, công trình tạm;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
e) Hợp tác quốc tế về đăng ký biện pháp bảo đảm;
g) Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm; xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;
h) Thống kê, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước;
i) Phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan liên quan quy định tại điểm a khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, các điểm b, c và đ khoản 6 Điều này;
k) Nhiệm vụ, quyền hạn khác được Chính phủ giao.
...
Theo đó, trong việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm thì Bộ Tư pháp sẽ có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 55 nêu trên.
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
...
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cơ sở dữ liệu đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển; hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với Văn phòng đăng ký đất đai; biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển đối với cơ quan đăng ký có thẩm quyền;
b) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ nêu tại các điểm a, b, c, đ, g và k khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, trong việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 3 Điều 55 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?