Trong việc thực hiện dân chủ hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì người học được tham gia ý kiến những việc nào trước khi hiệu trưởng quyết định?

Em ơi cho chị hỏi: Trong việc thực hiện dân chủ hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì người học được tham gia ý kiến những việc nào trước khi hiệu trưởng quyết định? Và việc này được thực hiện dưới những hình thức nào? Đây là câu hỏi của chị Khánh Diệu đến từ Sơn La.

Yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Yêu cầu thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục
1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng; chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò của hội đồng trường, hội đồng đại học (sau đây gọi chung là hội đồng trường), của hiệu trưởng và các tổ chức đoàn thể trong cơ sở giáo dục.
2. Dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.

Cơ sở giáo dục công lập

Cơ sở giáo dục công lập (Hình từ Internet)

Trong việc thực hiện dân chủ hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì người học được tham gia ý kiến những việc nào trước khi hiệu trưởng quyết định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến trước khi hiệu trưởng quyết định
1. Những việc nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia ý kiến:
a) Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược, định hướng phát triển của cơ sở giáo dục;
b) Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng của cơ sở giáo dục;
c) Tổ chức phong trào thi đua của cơ sở giáo dục;
d) Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ sở giáo dục;
đ) Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân;
e) Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động;
g) Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động;
h) Các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục.
2. Những việc người học tham gia ý kiến:
a) Kế hoạch giáo dục và đào tạo hằng năm của cơ sở giáo dục;
b) Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định;
c) Chế độ chính sách của Nhà nước;
d) Nội quy, quy định của cơ sở giáo dục có liên quan đến người học;
đ) Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong cơ sở giáo dục có liên quan đến người học.

Như vậy trong việc thực hiện dân chủ hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì người học được tham gia ý kiến những việc trước khi hiệu trưởng quyết định như trên.

Trong việc thực hiện dân chủ hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì người học được tham gia ý kiến dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hình thức tham gia ý kiến
Căn cứ đặc điểm, tính chất và nội dung hoạt động, các cơ sở giáo dục áp dụng những hình thức sau:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện với hiệu trưởng.
2. Thông qua hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động của cơ sở giáo dục; thông qua đối thoại tại cơ sở giáo dục.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học tham gia ý kiến.
4. Thông qua hộp thư điện tử của đơn vị để nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học tham gia ý kiến.

Như vậy trong việc thực hiện dân chủ hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì người học được tham gia ý kiến dưới một trong 04 hình thức trên.

Thực hiện dân chủ hoạt động trong cơ sở giáo dục công lập thì đối thoại được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đối thoại tại cơ sở giáo dục
1. Đối thoại tại cơ sở giáo dục được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học với hiệu trưởng hoặc giữa đại diện tập thể lao động, đại diện người học với hiệu trưởng. Đối thoại tại cơ sở giáo dục được thực hiện định kỳ ít nhất mỗi năm học một lần hoặc khi một bên có yêu cầu.
2. Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo quy chế dân chủ của cơ sở giáo dục.
Cơ sở giáo dục công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khoản thu dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý và vệ sinh bán trú tại các cơ sở giáo dục công lập ở TP Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Pháp luật
Vận động tài trợ trong cơ sở giáo dục công lập hiện nay được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Pháp luật
Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục công lập được chi trả vào khoản thời gian nào?
Pháp luật
Những chính sách mới về tiền lương, định mức giáo viên và nhân viên trường học có hiệu lực thi hành kể từ 16/12/2023?
Pháp luật
Nội dung chi các khoản thu của cơ sở giáo dục công lập tại Hà Nội có phải có sự thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở giáo dục công lập TPHCM năm học 2023-2024?
Pháp luật
Cách tính tiền lương 12 tháng cho giáo viên tại các cơ sở giáo dục công lập như thế nào? Việc tính trả tiền lương dạy thêm giờ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo thuộc các dân tộc thiểu số rất ít người học tại cơ sở giáo dục công lập mới nhất?
Pháp luật
Hiệu trưởng của cơ sở giáo dục công lập phải công khai với người học những việc nào? Có những hình thức công khai nào?
Pháp luật
Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ sở giáo dục công lập thì nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động tham gia giám sát, kiểm tra những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục công lập
2,450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục công lập

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào