Trong xây dựng công trình giao thông chất lượng nhựa đường được sử dụng cần bảo đảm những yêu cầu như thế nào?
Chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT quy định về chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông như sau:
Quy định về chất lượng nhựa đường
1. Nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trong nhựa đường không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.
2. Dựa vào độ kim lún, nhựa đường được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100; 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, nhựa đường phải đồng nhất, không chứa nước và không tạo bọt khi gia nhiệt đến 175°C. Ngoài các hợp chất ở trạng thái tự nhiên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này, trong nhựa đường không được chứa bất kỳ lượng hóa chất nào phối trộn thêm.
Dựa vào độ kim lún, nhựa đường được chia thành các mác: 20-30; 40-50; 60-70; 85-100; 120-150 và 200-300. Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BGTVT.
Quy chuẩn kỹ thuật đối với nhựa đường dùng trong xây dụng công trình giao thông: TẢI VỀ
Chất lượng nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu và thử đối với nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông được thực hiện theo phương pháp nào?
Theo Điều 5 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT quy định về phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử nhựa đường sử dụng trong công trình giao thông như sau:
Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử
1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nhựa đường để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7494:2005 (ASTM D 140) Bitum - Phương pháp lấy mẫu.
2. Phương pháp thử
Phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mẫu nhựa đường để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được lấy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7494:2005 (ASTM D 140) Bitum - Phương pháp lấy mẫu.
Phương pháp thử ứng với từng chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa đường quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2014/TT-BGTVT.
Đơn vị cung ứng nhựa đường cho công trình giao thông có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Thông tư 27/2014/TT-BGTVT, trong hoạt động cung ứng nhựa đường cho công trình giao thông, đơn vị cung ứng nhựa đường có những trách nhiệm như sau:
- Về trang thiết bị và hệ thống quản lý chất lượng
+ Phải thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
+ Phải có hệ thống kho bãi, bồn chứa (đối với nhựa đường bồn), phương tiện vận chuyển, quy trình tồn trữ, bảo quản và vận chuyển nhựa đường.
- Về việc tồn trữ và bảo quản nhựa đường
+ Đối với nhựa đường bồn: Phải có hệ thống bồn chứa, hệ thống gia nhiệt, hệ thống cân, các quy trình vận hành và kiểm soát chất lượng. Không được pha trộn các loại nhựa đường cùng mác nhưng nhập khẩu từ các nhà máy sản xuất khác nhau trong cùng một bồn chứa làm chất lượng vật liệu nhựa đường không đáp ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Đối với nhựa đường phuy: Phải có biện pháp bảo quản để đảm bảo vệ sinh môi trường, không bị suy giảm về chất lượng nhựa đường.
- Về việc vận chuyển
+ Đối với nhựa đường bồn: Có biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình vận chuyển nhựa đường. Toàn bộ các họng ra của bồn chứa xe bồn (van mở trên nóc, van xả đáy, vòi bơm và các thiết bị có liên quan khác) phải được niêm phong trong quá trình vận chuyển. Niêm phong phải có đánh số, tên đơn vị và ghi rõ trên phiếu giao hàng, được các đơn vị sử dụng trực tiếp đối chiếu số niêm phong và mở niêm phong.
+ Đối với nhựa đường phuy: Nhựa đường phuy giao cho đơn vị sử dụng phải đảm bảo còn nguyên nhãn mác hàng hóa, các thùng nhựa không bị thủng, rò rỉ nhựa đường.
- Về việc ghi nhãn sản phẩm
+ Đối với nhựa đường bồn: Phiếu giao hàng phải ghi rõ đơn vị cung ứng, nhập khẩu, mác nhựa đường, nhà máy và nước sản xuất nhựa đường, ngày nhập khẩu.
+ Đối với nhựa đường phuy nhập khẩu: Phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các thông tin như mác nhựa đường, đơn vị nhập khẩu, nhà máy và nước sản xuất nhựa đường, ngày nhập khẩu, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả phuy.
+ Đối với nhựa đường đặc nóng đóng phuy tại Việt Nam: Phải ghi rõ đơn vị đóng phuy, mác nhựa đường, đơn vị nhập khẩu, nhà máy và nước sản xuất, ngày nhập khẩu, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả phuy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?