Trụ sở chính của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam là ở đâu? Nhiệm vụ của Hiệp hội được quy định thế nào?
Tôn chỉ hoạt động của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 185/QĐ-BNV năm 2012 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện, không vụ lợi, tập hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực ươm, trồng, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng và phân phối các sản phẩm Ethanol, Bio Diezel từ các cây nhiên liệu như ngô, sắn, lúa mì, lạc, đậu tương, mía đường, dầu cọ, các loại nguyên liệu khác như cellulose (cây năng lượng), các loại hạt có dầu và các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học khác có liên quan trên địa bàn cả nước.
2. Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, liên kết để hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong cung ứng, sản xuất, kinh doanh, thu mua, chế biến nguyên liệu sinh học, nâng cao công nghệ, hóa chất, phụ gia, chất lượng sản phẩm thông qua việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành cho hội viên; tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy ngành nhiên liệu sinh học Việt Nam phát triển, đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường; phục vụ tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo đó, tôn chỉ hoạt động của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện, không vụ lợi, tập hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực ươm, trồng, nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, cung ứng và phân phối các sản phẩm Ethanol, Bio Diezel.
Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam (Hình từ Internet)
Trụ sở chính của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam là ở đâu?
Theo Điều 4 Điều lệ Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 185/QĐ-BNV năm 2012 quy định về phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Hội như sau:
Phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Hội
1. Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước, theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và biểu tượng riêng.
3. Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại: 24A Phan Đăng Lưu, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh và có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trụ sở chính của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam là ở 24A Phan Đăng Lưu, Phường 6, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời Hiệp hội cũng có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 185/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Hoạt động theo đúng Điều lệ Hiệp hội và tuân thủ pháp luật về hội.
2. Làm đầu mối tập hợp, đoàn kết các hội viên cùng nhau hoạt động nhằm thúc đẩy liên doanh, liên kết trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học tại Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn, phạm vi rộng rãi hơn. Giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Phổ biến, cung cấp thông tin cho hội viên về hoạt động của Hiệp hội và các hoạt động liên quan đến nhiên liệu sinh học theo quy định của Hiệp hội phù hợp với pháp luật.
4. Hỗ trợ, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển thông qua trao đổi thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo, xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với hội viên, giữa hội viên giới các tổ chức kinh tế khác và làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, các chính sách của Nhà nước về năng lượng, nhiên liệu sinh học.
5. Giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Mở các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, công nghệ sản phẩm và các dịch vụ chuyên đề nhiên liệu sinh học; tạo điều kiện cho mọi đối tượng có điều kiện học tập, nghiên cứu, giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất ngành nhiên liệu sinh học theo quy định của pháp luật.
6. Cập nhật và cung cấp các thông tin, diễn biến và xu hướng phát triển, thực tiễn, kinh nghiệm về nhiên liệu sinh học trong nước, khu vực và quốc tế cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
7. Góp phần hỗ trợ và khuyến nghị các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động về kinh doanh, mua bán, ươm trồng, sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.
8. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, khai thác, phổ biến kiến thức về ngành nhiên liệu sinh học cho quần chúng để tăng cường sự tiếp cận hiểu biết của người dân đối với việc sử dụng các sản phẩm nhiên liệu sinh học nhằm bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sản phẩm sử dụng nhiên liệu sinh học trở thành phổ biến.
9. Ban hành và hướng dẫn hội viên thực hiện quy tắc đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp.
Như vậy, Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?