Trụ sở chính của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là ở đâu? Quyền hạn của Hội được quy định như thế nào?
Trụ sở chính của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là ở đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 356/QĐ-BNV năm 2012 quy định về địa vị pháp lý như sau:
Địa vị pháp lý
1. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước chịu sự quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan trong lĩnh vực hoạt động. Hội là thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và là thành viên của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp khác tại Việt Nam khi có nhu cầu.
2. Hội hoạt động ở tất cả các chuyên ngành thuộc lĩnh vực sinh vật cảnh.
3. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; Hội có biểu tượng riêng theo quy định của pháp luật.
4. Hội có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội. Tùy theo yêu cầu công tác, Hội có thể đặt Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trụ sở chính của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là ở thành phố Hà Nội.
Và tùy theo yêu cầu công tác, Hội có thể đặt Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.
Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là gì?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 356/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với việc phát triển sinh vật cảnh, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Vận động phong trào phát triển kinh tế sinh vật cảnh hướng đến xây dựng sinh vật cảnh thành một ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao. Kiến nghị và tham gia ý kiến với Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách, quy hoạch dự án, biện pháp khuyến khích sản xuất, kinh doanh và dịch vụ sinh vật cảnh, phát triển, bảo vệ môi trường, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cây cổ thụ theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng và phát triển Hội ngày càng vững mạnh. Động viên tinh thần nhiệt tình, khả năng lao động sáng tạo của các hội viên, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển sinh vật cảnh trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện để hội viên giúp nhau về vốn, lao động và cơ sở vật chất, kỹ thuật; xây dựng và phát triển sinh vật cảnh vững mạnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
3. Phổ biến, tuyên truyền, huấn luyện cho các hội viên và nhân dân bảo vệ môi trường sinh thái, lối sống hòa đồng với thiên nhiên và sinh vật cảnh; tuyên truyền, huấn luyện, tham gia đào tạo nghề, phổ biến kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ, chuyển giao công nghệ; kỹ thuật làm kinh tế sinh vật cảnh về cây, con giống, vật tư, công cụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xuất bản tài liệu huấn luyện, phổ biến kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện về kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia với cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, quy hoạch, dự án nhằm phát triển ngành nông nghiệp, văn hóa, tài nguyên và môi trường có liên quan đến sinh vật cảnh và tạo điều kiện cho Hội tham gia thực hiện khi được Nhà nước yêu cầu.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan nhằm trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát, học tập, giúp đỡ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sinh vật cảnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quyền hạn của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 356/QĐ-BNV năm 2012 về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích hoạt động của Hội.
3. Đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và hội viên theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức hội viên vì lợi ích chung của Hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
...
11. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
12. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.
13. Hội được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập Hội.
Như vậy, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?