Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó có thể bị Nước tiếp nhận lục soát, trưng dụng hoặc tịch thu không?
- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó có thể bị Nước tiếp nhận lục soát, trưng dụng hoặc tịch thu không?
- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng khi nào?
- Nếu quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt thì Nước cử có thể thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao cho Nước thứ ba thực hiện không?
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó có thể bị Nước tiếp nhận lục soát, trưng dụng hoặc tịch thu không?
Căn cứ theo khoản i Điều 1 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
"Trụ sở của cơ quan đại diện" là toà nhà hoặc bộ phận của toà nhà và đất đai phụ thuộc, không kể người sở hữu là ai, được dùng vào mục đích của cơ quan đại diện, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện.
Và căn cứ theo Điều 22 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện.
2. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan đại diện.
3. Trụ sở của cơ quan đại diện, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.
Theo đó, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là toà nhà hoặc bộ phận của toà nhà và đất đai phụ thuộc, không kể người sở hữu là ai, được dùng vào mục đích của cơ quan đại diện ngoại giao, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.
Do đó, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện ngoại giao không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Không làm phương hại đến các quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người hưởng các quyền đó có nghĩa vụ lớn trong luật lệ của Nước tiếp nhận. Họ cũng có nghĩa vụ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Nước tiếp nhận.
2. Mọi công việc chính thức với Nước tiếp nhận do Nước cử đi giao cho cơ quan đại diện đều phải được tiến hành với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc thông qua Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.
3. Trụ sở của cơ quan đại diện không được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện đã được nêu trong Công ước này hoặc trong những quy phạm khác của công pháp quốc tế, hoặc trong những hiệp định riêng hiện hành giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận.
Như vậy, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao đã được nêu trong Công ước này hoặc trong những quy phạm khác của công pháp quốc tế, hoặc trong những hiệp định riêng hiện hành giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận.
Nếu quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt thì Nước cử có thể thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao cho Nước thứ ba thực hiện không?
Căn cứ theo khoản b Điều 45 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt hoặc cơ quan đại diện được rút về hẳn hoặc tạm thời:
a) Nước tiếp nhận, ngay cả trường hợp có xung đột vũ trang, phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng với tài sản và hồ sơ của cơ quan đại diện;
b) Nước cử đi có thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện và những tài sản hồ sơ ở trong đó cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được;
c) Nước cử đi có thể giao việc bảo vệ các quyền lợi của mình và của công dân mình cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được.
Như vậy, nếu quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt thì Nước cử có thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao và những tài sản hồ sơ ở trong đó cho một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 08 nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia? Mục đích, yêu cầu trong thông tin, giáo dục, truyền thông?
- Mẫu kế hoạch cá nhân học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân đề nghị Thủ tướng tặng Bằng khen chuẩn Nghị định 98? Mẫu báo cáo thành tích cá nhân?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu tín nhiệm bổ sung Cấp ủy Chi bộ là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu?
- Mẫu biên bản xét khen thưởng cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ? Tải về Mẫu biên bản xét khen thưởng?