Trụ sở của Cục Đường sắt Việt Nam ở đâu? Ai có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam?
Trụ sở của Cục Đường sắt Việt Nam ở đâu?
Cục Đường sắt Việt Nam có trụ sở được quy định tại Điều 1 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt trong phạm vi cả nước.
2. Cục Đường sắt Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Đường sắt Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIET NAM RAILWAY AUTHORITY, viết tắt là: VNRA.
Theo quy định trên, Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đường sắt Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào về hoạt động vận tải đường sắt?
Về hoạt động vận tải đường sắt thì Cục Đường sắt Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 9 Điều 2 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về hoạt động vận tải đường sắt:
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ga đường sắt có tham gia hoạt động liên vận quốc tế thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Chủ trì báo cáo về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa theo quy định;
d) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong xây dựng, công bố, cập nhật, thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật;
đ) Thẩm định kế hoạch chạy tàu an sinh xã hội hàng năm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên đường sắt quốc gia để trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
e) Theo dõi về vận tải an sinh xã hội; thực hiện theo dõi và cập nhật các báo cáo quyết toán thu, chi, báo cáo quyết toán thuế hàng năm của doanh nghiệp về tàu an sinh xã hội;
g) Tổ chức kiểm tra xét duyệt quyết toán chi phí thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, chạy tàu an sinh xã hội của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả xét duyệt theo quy định.
...
Theo đó, về hoạt động vận tải đường sắt thì Cục Đường sắt Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 9 Điều 2 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải, ga đường sắt có tham gia hoạt động liên vận quốc tế thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đồng thời có quyền theo dõi về vận tải an sinh xã hội; thực hiện theo dõi và cập nhật các báo cáo quyết toán thu, chi, báo cáo quyết toán thuế hàng năm của doanh nghiệp về tàu an sinh xã hội.
Ai có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam?
Người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 387/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Đường sắt Việt Nam có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Số lượng Phó Cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3. Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Như vậy, người có quyền bổ nhiệm Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục.
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?