Trung tâm báo cháy có chức năng gì và phải lắp đặt như thế nào? Trung tâm báo cháy phải làm gì khi nhận được các tín hiệu cháy?

Trung tâm báo cháy là một nơi rất quan trọng trong một cơ sở. Vì vậy, những quy định chung về trung tâm báo cháy được pháp luật quy định như thế nào? Ví dụ như: Việc lắp đặt trung tâm báo cháy ở đâu? Trung tâm báo cháy có chức năng gì? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Trung tâm báo cháy được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 quy định:

Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel)

Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và các thiết bị khác trong hệ thống và thực hiện các chức năng sau đây:

- Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.

- Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc / và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.

- Kiểm tra sự làm việc bình thường của các thiết bị trong hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch...

- Tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

Trung tâm báo cháy

Trung tâm báo cháy

Trung tâm báo cháy có chức năng gì và phải lắp đặt như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 quy định cụ thể về những chức năng và lắp đặt trung tâm báo cháy như sau:

"5. Trung tâm báo cháy
5.1  Trung tâm báo cháy phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các đầu báo cháy, kênh báo cháy và các thiết bị báo cháy khác truyền về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.
5.2  Trung tâm báo cháy phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.
Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy.
5.3  Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không nguy hiểm về cháy và nổ.
5.4  Nếu trung tâm báo cháy được lắp trên các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu cháy thì những cấu kiện này phải được bảo vệ bằng lá kim loại dầy từ 1 mm trở lên hoặc bằng các vật liệu không cháy khác có độ dầy không dưới 10 mm. Trong trường hợp này tấm bảo vệ phải có kích thước sao cho mỗi cạnh của tấm bảo vệ vượt ra ngoài cạnh của trung tâm tối thiểu 100 mm về mọi phía.
5.5  Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy và trần nhà bằng vật liệu cháy được không nhỏ hơn 1,0 m.
5.6  Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50 mm.
5.7  Nếu trung tâm báo cháy lắp trên tường, cột nhà hoặc giá máy thì khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm báo cháy đến mặt sàn từ 0,8 đến 1,8 m và phù hợp chiều cao vận hành của con người.
5.8  Nhiệt độ và độ ẩm tại nơi đặt trung tâm báo cháy phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy.
5.9  Tín hiệu âm thanh, ánh sáng khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.
5.10  Việc lắp các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố, bộ phận kiểm tra đường dây).
5.11  Dung lượng trung tâm báo cháy của hệ thống báo cháy thường phải có số kênh dự trữ ít nhất là 10%."

Trung tâm báo cháy phải làm gì khi nhận được các tín hiệu cháy?

Tại Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-2:2013 (ISO 7240-2:2003) về Hệ thống báo cháy - Phần 2: Trung tâm báo cháy quy định:

"7. Điều kiện báo cháy
7.1. Nhận và xử lý các tín hiệu cháy (xem Phụ lục C)
7.1.1. Trung tâm báo cháy phải nhập điều kiện báo cháy khi nhận được các tín hiệu và sau quá trình xử lý cần thiết các tín hiệu này được diễn giải thành báo cháy.
7.1.2. Trung tâm báo cháy phải có khả năng nhận, xử lý và hiển thị các tín hiệu từ các vùng. Một tín hiệu từ một vùng không được ảnh hưởng đến sự xử lý lưu trữ và/hoặc hiển thị của các tín hiệu từ các vùng khác.
7.1.3. Trừ khi áp dụng 7.11 hoặc 7.12, thời gian dùng để quét, hỏi vòng hoặc xử lý các tín hiệu khác đi từ các bộ báo cháy, ngoài thời gian yêu cầu để có quyết định báo cháy, không được làm chậm trễ hơn 10 s hiển thị về điều kiện báo cháy hoặc về một vùng báo cháy mới.
7.1.4. Trung tâm báo cháy phải chuyển sang điều kiện báo cháy trong vòng 10 s từ khi kích hoạt bất cứ nút ấn báo cháy nào.
7.1.5. Các hiển thị bắt buộc và/hoặc các tín hiệu không được bị ảnh hưởng bởi nhiều tín hiệu cháy nhận được từ cùng một mạch hoặc các mạch phát hiện khác nhau do kết quả của sự hoạt động đồng thời của hai điểm, sự hoạt động của các điểm bổ sung thêm hoặc cả hai."

Dẫn chiếu đến Phụ lục C Xử lý các tín hiệu từ các đầu báo cháy kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7568-2:2013 (ISO 7240-2:2003) quy định:

Các chức năng gắn liền với các phần khác của TCVN 7568 (ISO 7240) có thể được hợp nhất trong thiết kế trung tâm báo cháy. Sự hợp nhất này có thể bao gồm quá trình xử lý các tín hiệu từ các bộ phát hiện chỉ ra quyết định này xảy ra ở đâu và như thế nào để có thể đánh giá được sự trễ. Đây thường chỉ là một trường hợp trong trung tâm báo cháy được điều khiển bằng phần mềm.

Đối với tiêu chuẩn này sự xử lý các tín hiệu cháy đến điểm đã nêu trên không được xem là một chức năng của trung tâm báo cháy, nhưng là chức năng của tiêu chuẩn bộ phát hiện thích hợp (ví dụ, ISO 7240-7 trong trường hợp các bộ phát hiện khói). Các chức năng được xem là một phần của trung tâm báo cháy bao gồm

- Quét và thu nhãn các tín hiệu từ các điểm bởi trung tâm báo cháy;

- Điều khiển hoặc lập kế hoạch cho bất cứ sự xử lý tín hiệu nào từ các điểm khi chức năng này có chứa toàn bộ cấu trúc phần mềm của trung tâm báo cháy, và;

- Bất cứ sự xử lý yêu cầu nào khác đối với các hiển thị và/hoặc kích hoạt các đầu ra tiếp sau quyết định báo cháy.

Ý định của 8.1 là thời gian gắn liền với các chức năng nêu trên của trung tâm báo cháy không cộng thêm độ trễ lớn hơn 10s cho xử lý tín hiệu của bộ phát hiện đã được chấp nhận để hiển thị điều kiện báo cháy hoặc một vùng mới trong tín hiệu báo cháy. Chứng minh sự tuân theo có thể đạt được bằng kiểm tra tài liệu thiết kế hoặc bằng thử nghiệm với các phương tiện thích hợp như bộ phát hiện mô phỏng hoặc cả hai.

Trung tâm báo cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trung tâm báo cháy có chức năng gì và phải lắp đặt như thế nào? Trung tâm báo cháy phải làm gì khi nhận được các tín hiệu cháy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trung tâm báo cháy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
7,446 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trung tâm báo cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trung tâm báo cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào