Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc được đặt trụ sở tại đâu? Bộ máy giúp việc Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc gồm những đơn vị nào?
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc được đặt trụ sở tại đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 30/2004/QĐ-BNN, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc là đơn vị sự nghiệp bảo vệ thực vật trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của Pháp luật.
Phạm vi hoạt động của Trung tâm gồm các tỉnh từ Ninh Bình trở ra
Trụ sở của Trung tâm đặt tại xã Trưng Trắc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc được đặt trụ sở tại xã Trưng Trắc, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc (Hình từ Internet)
Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 30/2004/QĐ-BNN, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Giúp Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thực hiện công tác bảo vệ thực vật tại các tỉnh trong vùng phụ trách.
1. Theo dõi, tổng hợp, dự báo, thông báo tình hình diễn biến của sinh vật gây hại, sinh vật có ích đối với tài nguyên thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật và các tỉnh trong vùng phụ trách;
2. Tham gia việc chỉ đạo phòng trừ sinh vật hại tài nguyên thực vật; xác minh, tổng hợp tình hình dịch hại trong vùng để báo cáo Cục;
3. Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ bảo vệ thực vật các tỉnh trong vùng;
4. Thực hiện khuyến nông về bảo vệ thực vật theo phân công của Cục trưởng:
4.1. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp, phương pháp khuyến nông bảo vệ thực vât;
4. 2. Xây dựng, chuyển giao và tuyên truyền các mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ thực vật;
5. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm về bảo vệ thực vật;
6. Nhân nuôi sinh vật có ích, chế phẩm có nguồn gốc sinh học sử dụng trong bảo vệ thực vật;
7. Xác định và phân loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, sinh vật có ích;
8. Theo dõi, đề xuất việc xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức mạng lưới bảo vệ thực vật cơ sở theo quy định của pháp luật;
9. Thực hiện các dịch vụ về bảo vệ thực vật;
10. Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ thực vật;
11. Quản lý viên chức, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được Cục giao;
12. Thực hiện nhiệm vụ khác được Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Theo dõi, tổng hợp, dự báo, thông báo tình hình diễn biến của sinh vật gây hại, sinh vật có ích đối với tài nguyên thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật và các tỉnh trong vùng phụ trách;
- Tham gia việc chỉ đạo phòng trừ sinh vật hại tài nguyên thực vật; xác minh, tổng hợp tình hình dịch hại trong vùng để báo cáo Cục;
- Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ bảo vệ thực vật các tỉnh trong vùng;
- Thực hiện khuyến nông về bảo vệ thực vật theo phân công của Cục trưởng:
+ Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp, phương pháp khuyến nông bảo vệ thực vât;
+ Xây dựng, chuyển giao và tuyên truyền các mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ thực vật;
- Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm về bảo vệ thực vật;
- Nhân nuôi sinh vật có ích, chế phẩm có nguồn gốc sinh học sử dụng trong bảo vệ thực vật;
- Xác định và phân loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, sinh vật có ích;
- Theo dõi, đề xuất việc xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức mạng lưới bảo vệ thực vật cơ sở theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các dịch vụ về bảo vệ thực vật;
- Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ thực vật;
- Quản lý viên chức, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được Cục giao;
- Thực hiện nhiệm vụ khác được Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật giao.
Bộ máy giúp việc Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc gồm những đơn vị nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 30/2004/QĐ-BNN, có quy định về tổ chức bộ máy như sau:
Tổ chức bộ máy
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó Giám đốc do Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật bổ nhiệm theo quy định;
Giám đốc điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm và về nhiệm vụ được giao;
Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Số lượng Phó Giám đốc không quá 2 người.
2. Bộ máy giúp việc Giám đốc Trung tâm:
a) Phòng Hành chính tổng hợp;
b) Phòng Kỹ thuật;
c) Phòng Dự báo và Chuyển giao.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật quy định Quy chế làm việc của đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ máy giúp việc Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc gồm 03 đơn vị sau:
- Phòng Hành chính tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật;
- Phòng Dự báo và Chuyển giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?