Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức nào theo quy định?
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức nào theo quy định?
- Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện gồm những gì?
- Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phải có trình độ lý luận chính trị ở cấp nào?
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức nào theo quy định?
Căn cứ Điều 1 Quy chế Giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 1853/QĐ-BTGTW năm 2010 Hình thức giảng dạy và học tập như sau:
Hình thức giảng dạy và học tập
1. Trung tâm tổ chức giảng dạy và học tập theo lớp học. Giảng viên có trách nhiệm lên lớp và trực tiếp hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi.
2. Mỗi lớp học có giáo viên phụ trách lớp; tùy theo loại hình lớp và thời gian học tập thành lập Ban Cán sự lớp do giáo vụ đề xuất, được Giám đốc Trung tâm quyết định.
3. Các lớp học tại Trung tâm được tổ chức theo 02 hình thức: học tập trung hoặc không tập trung.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức giảng dạy và học tập theo lớp học. Giảng viên có trách nhiệm lên lớp và trực tiếp hướng dẫn học viên thảo luận, trao đổi.
Các lớp học tại Trung tâm được tổ chức theo 02 hình thức: học tập trung hoặc không tập trung.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện gồm những gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế Giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 1853/QĐ-BTGTW năm 2010 quy định về hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm như sau:
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm, gồm:
1. Sổ kế hoạch học tập, lịch học, lịch giảng.
2. Sổ theo dõi các văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ văn bản, công văn;
3. Sổ theo dõi cấp phát văn bằng, giấy chứng nhận;
4. Sổ tổng hợp, gọi tên và ghi điểm;
5. Sổ đầu bài;
6. Sổ theo dõi dự giờ, phiếu báo giảng, đánh giá giảng viên về công tác chuyên môn;
7. Sổ quản lý tài sản, tài chính (theo quy định hiện hành).
Mẫu sổ sách của Trung tâm do Ban Tuyên giáo cấp tỉnh quy định (trừ sổ quản lý tài sản, tài chính thực hiện theo quy định của ngành tài chính).
Như vậy, theo quy định thì hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện gồm:
(1) Sổ kế hoạch học tập, lịch học, lịch giảng.
(2) Sổ theo dõi các văn bản, công văn đi, đến; cặp lưu trữ văn bản, công văn;
(3) Sổ theo dõi cấp phát văn bằng, giấy chứng nhận;
(4) Sổ tổng hợp, gọi tên và ghi điểm;
(5) Sổ đầu bài;
(6) Sổ theo dõi dự giờ, phiếu báo giảng, đánh giá giảng viên về công tác chuyên môn;
(7) Sổ quản lý tài sản, tài chính (theo quy định hiện hành).
Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phải có trình độ lý luận chính trị ở cấp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế Giảng dạy và học tập của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 1853/QĐ-BTGTW năm 2010 quy định về cán bộ, giảng viên của Trung tâm như sau:
Cán bộ, giảng viên của Trung tâm
1. Giám đốc
a) Tiêu chuẩn
- Có đủ những phẩm chất chung: yêu nghề, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên.
- Có năng lực quản lý và giảng dạy (có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm).
- Có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
- Có trình độ đại học về một chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ của Trung tâm theo Quyết định 185 –QĐ/TW của Ban Bí thư.
b. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Chịu trách nhiệm trước thường trực cấp ủy cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp huyện về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. Xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế của Trung tâm theo quy định quản lý của Nhà nước và yêu cầu cụ thể của địa phương.
- Phối hợp với các ban xây dựng Đảng cấp huyện, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn cho cán bộ, đảng viên theo sự phê duyệt của cấp ủy cấp huyện.
- Có trách nhiệm thực hiện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh và các cơ quan chức năng cấp trên. Định kỳ hàng quý, trao đổi, phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp huyện trong tổ chức, triển khai nhiệm vụ chuyên môn.
- Quản lý, theo dõi, chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng giảng dạy của Trung tâm.
- Thực hiện việc sơ kết, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện chế độ đi nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn cơ sở.
...
Như vậy, theo quy định thì Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?