Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là tổ chức gì? Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ chính là gì?
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là tổ chức gì?
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Hình từ Internet)
Theo Điều 1 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 16/01/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật; là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority).
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Anh: National Electronic Authentication Centre.
Tên viết tắt: NEAC.
Theo đó, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng quản lý, khai thác hạ tầng phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật; là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority).
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại Hà Nội.
Trước đây, theo Điều 1 Quyết định 989/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 16/01/2023) quy định như sau:
Vị trí, chức năng
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng khai thác hạ tầng an toàn thông tin phục vụ hoạt động giao dịch điện tử, bao gồm: dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia (Root Certification Authority).
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại Hà Nội.
Tên giao dịch tiếng Anh: National Electronic Authentication Centre.
Tên viết tắt: NEAC.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 16/01/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
a) Các đơn vị chức năng:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Hạ tầng và phát triển dịch vụ.
- Phòng Nghiên cứu, Kiểm thử.
- Phòng Thẩm tra và Chính sách.
- Phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế.
b) Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng.
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị chức năng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị do Giám đốc Trung tâm quy định.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc do Giám đốc Trung tâm xây dựng, trình Bộ trưởng quyết định.
3. Số lượng người làm việc của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia do Giám đốc Trung tâm quyết định hoặc trình Bộ trưởng quyết định trên cơ sở mức độ tự chủ tài chính được giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia được xác định nêu trên.
Trước đây, theo Điều 3 Quyết định 989/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 16/01/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc
1. Lãnh đạo Trung tâm:
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng Hạ tầng xác thực điện tử.
- Phòng Nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
- Phòng Thẩm định và pháp chế.
- Phòng Thông tin và phát triển dịch vụ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quy định.
3. Số lượng người làm việc của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm xây dựng trình Bộ trưởng quyết định.
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ chính là gì?
Theo Điều 2 Quyết định 26/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ 16/01/2023) quy định Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
a) Chủ trì, phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để phát triển và đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, ứng dụng phục vụ giao dịch điện tử/chữ ký số và xác thực điện tử;
b) Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng thư số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử;
c) Vận hành và duy trì hệ thống kỹ thuật để quản lý hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử, chữ ký số chuyên dùng, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, danh sách chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam và trong giao dịch quốc tế, thông tin về các thuê bao được cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ tin cậy, dịch vụ chứng thực chữ ký số;
d) Xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống xác thực điện tử, hệ thống quản lý dịch vụ cấp dấu thời gian và các hệ thống kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
đ) Tổ chức, quản lý chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, của tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian, của tổ chức cung cấp dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử;
e) Quản lý việc kết nối các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận bảo đảm cho việc kiểm tra chữ ký số, chữ ký điện tử;
g) Kiểm tra các hoạt động liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử của các tổ chức cung cấp dịch vụ, các tổ chức sử dụng chữ ký điện tử dùng riêng; kiểm tra các hoạt động sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam, chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế; kiểm tra các hệ thống xác thực điện tử theo quy định;
h) Điều phối các hoạt động xử lý sự cố liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử;
i) Tổ chức thu, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số và phí, lệ phí về dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử, dịch vụ cấp dấu thời gian và các dịch vụ khác theo quy định pháp luật giao dịch điện tử.
...
Trước đây, theo Điều 2 Quyết định 989/QĐ-BTTTT năm 2017 (Hết hiệu lực từ 16/01/2023) quy định Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có nhiệm vụ chính như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chiến lược về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử theo phân công của Bộ trưởng.
3. Chủ trì, phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án để phát triển và đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, ứng dụng xác thực điện tử.
4. Chủ trì thẩm tra hồ sơ và trình Bộ trưởng cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng, giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng, giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài, giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
5. Thẩm tra hồ sơ và cấp chứng thư số cho các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo quy định của pháp luật.
6. Vận hành và duy trì hệ thống kỹ thuật để quản lý hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, danh sách chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam và trong giao dịch quốc tế, thông tin về các thuê bao được cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Quản lý, vận hành và duy trì hoạt động của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia. Xây dựng, vận hành và duy trì hoạt động của hệ thống xác thực điện tử.
8. Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử.
9. Kiểm tra các hoạt động liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; kiểm tra các hoạt động sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam, chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế; kiểm tra các hệ thống xác thực điện tử theo quy định.
10. Điều phối các hoạt động xử lý sự cố liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử.
11. Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu và công bố thông tin về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử.
12. Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các dự án, chương trình hợp tác trong và ngoài nước về chữ ký số và xác thực điện tử, bao gồm: nghiên cứu khoa học, đánh giá, thử nghiệm công nghệ trong lĩnh vực chữ ký số và xác thực điện tử, cơ chế đảm bảo an toàn thông tin cho giao dịch điện tử, các dự án cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chữ ký số và xác thực điện tử theo mô hình đối tác công tư.
13. Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các chính sách, giải pháp liên thông, xác thực chéo về chữ ký số và xác thực điện tử, bao gồm xác thực chéo giữa tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.
14. Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dịch vụ chứng thực chữ ký số, xác thực điện tử.
15. Tổ chức thu, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số theo quy định của pháp luật.
16. Cung cấp các dịch vụ tư vấn, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực chữ ký số và xác thực điện tử phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý tổ chức bộ máy, viên chức, người lao động, tài sản, hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?