Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia là đơn vị thực hiện chức năng gì? Trung tâm này có những phòng ban nào?
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia là đơn vị thực hiện chức năng gì?
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1616/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về vị trí và chức năng của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
Vị trí, chức năng
1. Đổi tên Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ an toàn thông tin trực thuộc Cục An toàn thông tin thành Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
2. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục An toàn thông tin thực hiện chức năng giám sát trung tâm, là đầu mối kỹ thuật về giám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật; quản lý, vận hành các hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu về an toàn thông tin, hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật; có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: National Cyber Security Center.
Tên viết tắt: NCSC.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Tên giao dịch quốc tế là National Cyber Security Center. Tên viết tắt là NCSC). Là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục An toàn thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thực hiện các chức năng sau:
+ Giám sát trung tâm, là đầu mối kỹ thuật về giám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý, vận hành các hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu về an toàn thông tin, hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có các phòng ban nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1616/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Lãnh đạo:
Trung tâm có Giám đốc và các Phó giám đốc.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục An toàn thông tin và trước pháp luật về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Tổ chức bộ máy:
Các phòng:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ;
- Phòng Điều tra, phân tích và cảnh báo sớm;
- Phòng Giám sát an toàn thông tin;
- Phòng Nghiên cứu, phát triển.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quy định.
Số lượng người làm việc của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định hoặc trình Bộ trưởng quyết định theo phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia có các phòng ban sau:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ;
- Phòng Điều tra, phân tích và cảnh báo sớm;
- Phòng Giám sát an toàn thông tin;
- Phòng Nghiên cứu, phát triển.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1616/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trực thuộc Cục An toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành như sau:
(1) Xây dựng, trình Cục trưởng Cục An toàn thông tin phê duyệt kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm của Trung tâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
(2) Tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án và các hướng dẫn kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin theo phân công của Cục trưởng.
(3) Thực hiện giám sát an toàn thông tin trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam;
Ngoài ra, thiết lập mạng lưới giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc, bảo đảm liên kết, liên thông, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa giám sát tập trung của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia với giám sát của Trung tâm VNCERT, giám sát của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) và giám sát của chủ quản các hệ thống thông tin;
Triển khai giám sát cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và đô thị thông minh.
(4) Định kỳ thực hiện kiểm tra, rà quét, đánh giá mức độ an toàn thông tin đối với toàn bộ hạ tầng mạng Internet Việt Nam nhằm xác định các điểm yếu, lỗ hổng, nguy cơ mất an toàn thông tin; theo dõi, rà quét phát hiện mã độc trên không gian mạng Việt Nam;
Tổ chức phát động, chỉ đạo các chiến dịch bóc gỡ mã độc trên diện rộng với sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) và các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và an toàn thông tin.
(5) Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, theo dõi và dự báo, cảnh báo sớm xu hướng về các hoạt động, diễn biến trên không gian mạng Việt Nam.
(6) Là đầu mối tập trung về mặt kỹ thuật, chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
(7) Xây dựng nguyên tắc, hệ thống, mạng lưới chia sẻ và phân tích các mối nguy hại về an toàn thông tin; là đầu mối tiếp nhận, chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế và giữa các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam; thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình an toàn thông tin trong nước và quốc tế.
(8) Tổ chức diễn tập, tập trận phòng thủ, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin; tổ chức sự kiện, hội thảo về an toàn thông tin.
(9) Tham gia nghiên cứu, đề xuất thúc đẩy phát triển các nhóm sản phẩm, dịch vụ về hệ sinh thái số Việt Nam, tập trung vào nhóm sản phẩm, dịch vụ về mạng xã hội, tìm kiếm thông tin, trình duyệt, hệ điều hành và phần mềm phòng chống mã độc; phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác, phát triển sản phẩm và dịch vụ về an toàn thông tin.
(10) Thực hiện kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin đối với hệ thống và các dịch vụ, sản phẩm, giải pháp công nghệ được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
(11) Quản lý, duy trì và phát triển hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn mạng quốc gia, hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin và cổng thông tin điện tử theo phân công của Cục trưởng.
(12) Tổ chức cung cấp các dịch vụ và dịch vụ sự nghiệp công về an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
(13) Thực hiện nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật, giải pháp về an toàn thông tin mạng.
(14) Được thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ phù hợp chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật nhằm tạo thêm các nguồn thu khác để mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động và phát triển sự nghiệp.
(15) Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, viên chức, lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng.
(16) Thực hiện các nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?