Trung tâm giáo dục thường xuyên vì lý do khách quan mà không đảm bảo được hoạt động giáo dục thì có bị đình chỉ hoạt động giáo dục hay không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên vì lý do khách quan mà không đảm bảo được hoạt động giáo dục thì có bị đình chỉ hoạt động giáo dục hay không?
- Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định thế nào?
- Sau thời gian bị đình chỉ hoạt động giáo dục mà trung tâm giáo dục thường xuyên chưa thể khắc phục được nguyên do thì xử lý thế nào?
Trung tâm giáo dục thường xuyên vì lý do khách quan mà không đảm bảo được hoạt động giáo dục thì có bị đình chỉ hoạt động giáo dục hay không?
Trung tâm giáo dục thường xuyên (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định:
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
1. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
b) Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo đó trường hợp vì lý do khách quan mà trung tâm giáo dục thường xuyên không bảo đảm hoạt động giáo dục thì trung tâm sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định thế nào?
Về trình tự, thủ tục thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 40 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
...
3. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm giáo dục thường xuyên; chuyển hồ sơ kiểm tra đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Sau thời gian đình chỉ, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
d) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
đ) Trình tự cho phép trung tâm giáo dục thường xuyên hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Nghị định này.
Sau thời gian bị đình chỉ hoạt động giáo dục mà trung tâm giáo dục thường xuyên chưa thể khắc phục được nguyên do thì xử lý thế nào?
Tại Điều 41 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên
1. Trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;
b) Hết thời gian đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên.
3. Trình tự thực hiện:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định. Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ thẩm định đến văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Quyết định giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó trường hợp trung tâm giáo dục thường xuyên bị đình chỉ hoạt động vì lý do khách quan dẫn tới không đảm bảo được hoạt động giáo dục, thì sau thời gian đình chỉ mà trung tâm không thể khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì sẽ bị giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?