Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật là gì? Hoạt động dạy và học tại trung tâm được tổ chức như thế nào?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật là gì?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có những nhiệm vụ gì?
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có những quyền hạn nào?
- Hoạt động dạy và học của học viên tại trung tâm được tổ chức như thế nào? Mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật là gì?
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Người khuyết tật 2010, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hiểu như sau:
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có những nhiệm vụ gì?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có những nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ của Trung tâm
1. Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.
2. Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
3. Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng.
4. Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp.
5. Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, học sinh, học viên và xã hội.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có các nhiệm vụ
- Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
- Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng.
- Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp.
- Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, học sinh, học viên và xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có những quyền hạn nào?
Theo Điều 6 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật có những quyền hạn sau đây:
Quyền hạn của Trung tâm
1. Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;
b) Quyết định thành lập bộ máy tổ chức theo đề án thành lập Trung tâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm;
d) Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật;
đ) Tuyển sinh và quản lý học sinh, học viên; phát triển chương trình giáo dục của Trung tâm; tổ chức biên soạn, lựa chọn tài liệu học tập, đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo quy định của pháp luật;
e) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực về chuyên môn hoặc tài chính để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
2. Sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức cho giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp.
3. Được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục.
4. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động dạy và học của học viên tại trung tâm được tổ chức như thế nào? Mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Theo Điều 15 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT, hoạt động dạy và học của học viên tại trung tâm được tổ chức như sau:
Hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm
1. Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp có không quá 12 học sinh. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh (nếu có).
2. Trung tâm tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của Trung tâm:
a) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm là kế hoạch tổ chức dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt.
b) Kế hoạch giáo dục của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù phù hợp với khả năng, nhu cầu học sinh khuyết tật; giám đốc Trung tâm phê duyệt, báo cáo sở giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý chuyên môn khác theo quy định để tổ chức thực hiện.
3. Nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được tổ chức ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần, phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh. Căn cứ vào nhu cầu giáo dục của học sinh, Trung tâm có thể bố trí thêm các giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân.
4. Học sinh học tập tại Trung tâm được giáo viên phối hợp với cha mẹ/người giám hộ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân theo năm học. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên thiết kế và thực hiện kế hoạch bài dạy, kiểm tra đánh giá học sinh theo các quy định hiện hành của các cấp học tương ứng.
Hoạt động dạy và học của học viên tại trung tâm được tổ chức như theo quy định trên.
Theo đó, mỗi lớp có không quá 12 học sinh. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?