Trung tâm hòa giải thương mại đăng báo không đủ số lần về việc thành lập trung tâm hòa giải thì bị phạt như thế nào?
Trung tâm hòa giải thương mại đăng báo không đủ số lần về việc thành lập trung tâm thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm về hoạt động của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại ở trong nước và nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
b) Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; địa điểm, trưởng văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
c) Đăng báo không đầy đủ nội dung hoặc không đúng thời hạn, số lần về việc thành lập trung tâm hòa giải; gửi danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình không đúng thời hạn;
d) Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm hòa giải; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
đ) Sử dụng không đúng, ghi không đầy đủ sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
e) Đăng ký không đúng thời hạn về việc thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của trung tâm hòa giải thương mại; tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
g) Lưu trữ hồ sơ hoà giải thương mại không đúng quy định;
h) Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo hoặc báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động theo quy định.
Như vậy, trung tâm hòa giải thương mại đăng báo không đủ số lần về việc thành lập trung tâm hòa giải thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trung tâm hòa giải thương mại đăng báo không đủ số lần về việc thành lập trung tâm thì bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng tối thiểu bao nhiêu số báo về việc thành lập theo quy định?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
...
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại;
b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;
c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.
Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp.
Trung tâm hòa giải thương mại có các quyền gì theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì trung tâm hòa giải thương mại có các quyền như sau:
- Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;
- Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;
- Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;
- Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;
- Các quyền khác theo quy định Nghị định 22/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:
- Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
- Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?