Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có được giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động không?
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có được giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 188/2013/TT-BTC quy định về vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ được xác định là mức vốn cần thiết chủ sở hữu cam kết đầu tư cho Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán để thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Vốn điều lệ được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
3. Trong quá trình hoạt động, khi có nhu cầu tăng vốn điều lệ Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và nguồn bổ sung vốn điều lệ để xây dựng phương án trình chủ sở hữu phê duyệt theo quy định của pháp luật. Phương thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền tăng vốn điều lệ của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán thực hiện theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
4. Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán không được giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam không được giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam có được giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động không? (Hình từ Internet)
Việc huy động vốn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 188/2013/TT-BTC quy định về vốn huy động như sau:
Vốn huy động
1. Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được huy động vốn theo quy định của pháp luật để phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán.
2. Việc huy động vốn phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo hiệu quả, khả năng thanh toán nợ và không được làm thay đổi hình thức sở hữu.
b) Tuân thủ quy định về huy động vốn theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Phương án huy động vốn được Hội đồng quản trị phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu.
Như vậy, theo quy định thì việc huy động vốn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Đảm bảo hiệu quả, khả năng thanh toán nợ và không được làm thay đổi hình thức sở hữu.
(2) Tuân thủ quy định về huy động vốn theo chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(3) Phương án huy động vốn được Hội đồng quản trị phê duyệt sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu.
Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm những nguồn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 188/2013/TT-BTC quy định về doanh thu và thu nhập khác như sau:
Doanh thu và thu nhập khác
1. Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Đối với Sở Giao dịch Chứng khoán bao gồm:
- Thu phí quản lý thành viên giao dịch;
- Thu phí đăng ký niêm yết; phí quản lý niêm yết hàng năm;
- Thu phí giao dịch chứng khoán; phí kết nối trực tuyến; phí sử dụng thiết bị đầu cuối;
- Thu phí đấu thầu trái phiếu; phí đấu giá chứng khoán;
- Thu phí hoạt động nghiệp vụ khác;
b) Đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán bao gồm:
- Thu phí quản lý thành viên lưu ký;
- Thu phí đăng ký chứng khoán;
- Thu phí lưu ký chứng khoán;
- Thu phí chuyển khoản chứng khoán;
- Thu phí thực hiện quyền; phí sửa lỗi sau giao dịch;
- Thu phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
- Thu phí đại lý thanh toán lãi và gốc trái phiếu;
- Thu phí hoạt động nghiệp vụ khác.
2. Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ
a) Đối với Sở Giao dịch Chứng khoán gồm:
- Thu từ dịch vụ cung cấp thông tin;
- Thu từ dịch vụ cho thuê tài sản, thiết bị, phần mềm;
- Doanh thu cung ứng dịch vụ khác.
b) Đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán gồm:
- Thu từ dịch vụ cung cấp thông tin;
- Thu từ dịch vụ cho thuê tài sản, thiết bị, phần mềm;
- Thu từ cung ứng dịch vụ khác
3. Doanh thu hoạt động tài chính
a) Doanh thu từ hoạt động tài chính thực hiện theo chế độ tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Như vậy, theo quy định thì doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ đối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bao gồm:
(1) Thu phí quản lý thành viên lưu ký;
(2) Thu phí đăng ký chứng khoán;
(3) Thu phí lưu ký chứng khoán;
(4) Thu phí chuyển khoản chứng khoán;
(5) Thu phí thực hiện quyền; phí sửa lỗi sau giao dịch;
(6) Thu phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán;
(7) Thu phí đại lý thanh toán lãi và gốc trái phiếu;
(8) Thu phí hoạt động nghiệp vụ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?