Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có trụ sở được đặt tại đâu? Các tổ chức trực thuộc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gồm những phòng nào?
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có trụ sở được đặt tại đâu?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 có quy định về chức năng của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia như sau:
Chức năng
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch tiếng Anh là: National Centre for Criminal Record (Viết tắt là: NCCR).
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (Hình từ Internet)
Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định?
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hiện nay được quy định tại Điều 2 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Về xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
a) Xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước;
b) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp);
c) Tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và Sở Tư pháp cung cấp;
d) Tiếp nhận Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cung cấp;
đ) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp;
e) Lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền;
g) Cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực lý lịch tư pháp do Bộ trưởng giao, gồm:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung và dài hạn về lý lịch tư pháp;
b) Xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp để Bộ trưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia thẩm định, góp ý các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao;
c) Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Trung tâm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm và hàng năm của ngành Tư pháp;
d) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;
đ) Tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách, đề án, dự án; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Trung tâm và hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;
e) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lý lịch tư pháp theo phân công, phân cấp của Bộ;
g) Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
h) Thực hiện hợp tác quốc tế về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
i) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về lý lịch tư pháp và việc quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
4. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán và quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
5. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Các tổ chức trực thuộc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gồm những phòng nào?
Về cơ cấu tổ chức biên chế được quy định theo Điều 3 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Trung tâm gồm có: Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trung tâm.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm; được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác của Trung tâm; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Trung tâm:
- Phòng Hành chính – Tổng hợp;
- Phòng Tiếp nhận và xử lý thông tin;
- Phòng Dữ liệu lý lịch tư pháp.
Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Trung tâm do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trung tâm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Giám đốc Trung tâm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Trung tâm.
2. Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Trung tâm.
Theo đó, các tổ chức trực thuộc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Tiếp nhận và xử lý thông tin; Phòng Dữ liệu lý lịch tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?