Trung tâm Phục hồi chức năng có được làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y không?
Trung tâm Phục hồi chức năng có được làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 46/2013/TT-BYT và Điều 10 Thông tư 46/2013/TT-BYT có quy định về chức năng và nhiệm vụ của trung tâm Phục hồi chức năng như sau:
Điều 9. Chức năng của trung tâm Phục hồi chức năng
1. Trung tâm PHCN là đơn vị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh.
2. Trung tâm PHCN có thể có con dấu riêng, tài khoản riêng.
Điều 10. Nhiệm vụ của trung tâm Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh và PHCN tại trung tâm và tại các khoa khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo các hình thức nội trú, ngoại trú và PHCN ban ngày.
2. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp cho người bệnh.
3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp.
4. Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật.
5. Làm đầu mối của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
6. Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo các quy định trên thì trung tâm Phục hồi chức năng không có chức năng hay nhiệm vụ làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y.
Trung tâm Phục hồi chức năng (Hình từ Internet)
Cơ sở phục hồi chức năng nào có nhiệm vụ làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y?
Tại Điều 17 Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của bệnh viện Phục hồi chức năng có nêu như sau:
Nhiệm vụ của bệnh viện Phục hồi chức năng
1. Khám bệnh, chữa bệnh, PHCN theo các hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:
a) Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;
b) Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;
c) Hồi sức, cấp cứu;
d) An dưỡng;
đ) Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
e) Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
2. Đào tạo nhân lực:
a) Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;
b) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
...
Theo đó thì bệnh viện Phục hồi chức năng sẽ là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và các cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác.
Nhân lực của trung tâm Phục hồi chức năng được bố trí thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 46/2013/TT-BYT về nhân lực của trung tâm Phục hồi chức năng thì:
Nhân lực của khoa Phục hồi chức năng và trung tâm Phục hồi chức năng
1. Khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN phải có các chức danh chuyên môn quy định tại Điều 4 Thông tư này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị.
2. Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, PHCN của nhân dân trên địa bàn, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng đề án vị trí việc làm, xác định số lượng người làm việc và cơ cấu nhân lực của khoa PHCN hoặc trung tâm PHCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở tuyển dụng nhân lực phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Theo đó thì trung tâm Phục hồi chức năng phải có các chức danh chuyên môn quy định tại Điều 4 Thông tư này và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động chuyên môn của đơn vị.
Đã dẫn chiếu đến Điều 4 Thông tư 46/2013/TT-BYT có nêu như sau:
1. Bác sỹ chuyên khoa PHCN là bác sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa PHCN trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Bác sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị và PHCN cho người bệnh.
2. Y sỹ chuyên khoa PHCN là y sỹ đã được đào tạo định hướng chuyên khoa PHCN và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Y sỹ chuyên khoa PHCN có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ trong chẩn đoán bệnh, chỉ định PHCN, thực hiện chế độ hồ sơ bệnh án; xây dựng kế hoạch và PHCN cho người bệnh.
Đối với địa phương thiếu bác sỹ chuyên khoa PHCN, giám đốc sở Y tế có thể quy định y sỹ chuyên khoa PHCN đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN từ 24 tháng trở lên được chẩn đoán bệnh và chỉ định PHCN. Việc quy định này phải thể hiện bằng văn bản (quyết định) của giám đốc sở Y tế.
3. Cử nhân kỹ thuật y học là người được đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân kỹ thuật y học có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện PHCN cho người bệnh.
4. Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo về chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu trình độ đại học.
Cử nhân ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ hỗ trợ bác sỹ chuyên khoa PHCN trong chẩn đoán bệnh, xây dựng kế hoạch và thực hiện ngôn ngữ trị liệu cho người bệnh.
5. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành vật lý trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về vật lý trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định;
Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu cho người bệnh.
6. Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành hoạt động trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định;
Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh các hoạt động tự chăm sóc bản thân trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, giúp người bệnh tái hòa nhập với môi trường sống ở gia đình và cộng đồng.
7. Kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu là người được đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu có trình độ trung cấp hoặc người được đào tạo chuyên ngành điều dưỡng có trình độ từ trung cấp trở lên và đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ngôn ngữ trị liệu ít nhất 03 (ba) tháng tại các cơ sở đào tạo do Bộ Y tế quy định;
Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu có nhiệm vụ luyện tập cho người bệnh có rối loạn chức năng ngôn ngữ và nhận thức giao tiếp.
8. Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình là người được đào tạo chuyên ngành dụng cụ chỉnh hình có trình độ trung cấp và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về PHCN theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình có nhiệm vụ chế tạo, sản xuất, sửa chữa dụng cụ trợ giúp, dụng cụ thay thế và hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng tự làm một số dụng cụ trợ giúp phù hợp.
9. Ngoài các chức danh chuyên môn quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này, việc chỉ định, tham gia thực hiện PHCN còn có các chức danh chuyên môn về chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng và các chức danh chuyên môn khác có kiến thức, kỹ năng về PHCN.
10. Người bệnh và gia đình người bệnh có nhiệm vụ phối hợp với nhóm PHCN trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh và PHCN cho người bệnh. Người bệnh và gia đình của người bệnh là thành viên không thể thiếu của nhóm PHCN.
11. Ngoài các nhiệm vụ chính của các chức danh chuyên môn quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này, các chức danh chuyên môn PHCN thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?