Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan nào?
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 3269/QĐ-UBND năm 2022 quy định như sau:
Vị trí, chức năng
1. Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định; tự đảm bảo chi thường xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Xây dựng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.
...
Theo đó, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định; tự đảm bảo chi thường xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Sở Xây dựng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng và trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm.
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội có bao nhiêu phòng chuyên môn, nghiệp vụ?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 3269/QĐ-UBND năm 2022 quy định Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội có 07 phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức hành chính;
- Phòng Tài chính kế toán;
- Phòng Kế hoạch tổng hợp;
- Phòng Quản lý Chiếu sáng;
- Phòng Quản lý Công viên cây xanh;
- Phòng Quản lý Thoát nước và xử lý nước thải;
- Phòng Công nghệ và quản lý hệ thống.
Các phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 2 Quyết định 3269/QĐ-UBND năm 2022 quy định Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức khai thác, quản lý vận hành, bảo trì toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm lĩnh vực: thoát nước và xử lý nước thải; công viên, cây xanh, vườn thú; chiếu sáng đô thị) trên địa bàn Thành phố giao Sở Xây dựng quản lý theo quy định phân cấp:
a) Tham mưu Giám đốc Sở Xây dựng trong việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược, kế hoạch và các giải pháp duy tu, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố;
b) Cung cấp thông tin, quản lý cấp phép (đối với các nội dung yêu cầu cấp phép theo quy định của pháp luật), chấp thuận đấu nối hoặc can thiệp vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng được giao quản lý theo phân cấp và theo dõi, quản lý quá trình thi công và kết quả đấu nối theo chức năng, nhiệm vụ.
c) Tổ chức tiếp nhận, bàn giao; quản lý duy tu, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị sau đầu tư được giao.
d) Tổ chức thực hiện đấu thầu, đặt hàng theo Nghị định của Chính phủ; quy định của Thành phố về sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công có liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì thường xuyên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được giao quản lý.
đ) Quản lý, giám sát quá trình duy tu, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố được giao quản lý theo quy định.
e) Tổ chức thu thập, đo đạc, khảo sát, thống kê, lưu trữ đầy đủ các dữ liệu phục vụ công tác quản lý, vận hành, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố.
g) Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy trình kỹ thuật quản lý vận hành, duy tu, bảo trì trong các lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải; công viên, cây xanh, vườn thú; chiếu sáng đô thị...
h) Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong và ngoài nước về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; thực hiện số hóa hệ thống dữ liệu hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quản lý số bản đồ dữ liệu.
2. Quản lý tài chính và tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định hiện hành và phân cấp quản lý cán bộ, viên chức, hợp đồng của Nhà nước và Thành phố.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất và lưu trữ, bảo mật theo quy định của Nhà nước.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố và Giám đốc Sở Xây dựng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?