Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho Ủy ban nhân dân không?
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho Ủy ban nhân dân không?
- Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải xuất trình các giấy tờ gì?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan hành chính nhà nước về việc giải quyết lại vụ việc không?
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho Ủy ban nhân dân không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2011/TTLT-BTP-TTCP như sau:
Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm
...
4. Cung cấp cho Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan hành chính nhà nước khác trong trường hợp cần thiết:
a) Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý (người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm);
b) Mẫu đơn đề nghị trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý và phổ biến các quy định về trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu;
c) Thông báo danh sách Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh) trong phạm vi địa phương kèm theo địa chỉ liên lạc, số điện thoại để cơ quan hành chính nhà nước có thể liên hệ trong trường hợp cần thiết;
d) Thông tin đầy đủ các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung cho cơ quan hành chính nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định trên Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý bao gồm các nội dung sau:
- Người được trợ giúp pháp lý;
- Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý;
- Thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Địa chỉ, điện thoại liên hệ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm.
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại các Ủy ban nhân dân không? (Hình từ Internet)
Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải xuất trình các giấy tờ gì?
Khi tham gia quá trình giải quyết khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải xuất trình các giấy tờ theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 10/2011/TTLT-BTP-TTCP về thủ tục tham gia quá trình giải quyết khiếu nại của người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
(1) Đối với Trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh:
- Thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cùng với thẻ luật sư;
- Quyết định của Trung tâm hoặc Chi nhánh cử người hoặc thay đổi người tham gia quá trình giải quyết khiếu nại (TẢI VỀ).
(2) Đối với luật sư làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải xuất trình các giấy tờ:
- Thẻ luật sư;
- Giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người khiếu nại;
- Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.
(3) Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải xuất trình các loại giấy tờ sau:
- Thẻ luật sư;
- Quyết định của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật cử người hoặc thay đổi người tham gia quá trình giải quyết khiếu nại (TẢI VỀ).
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan hành chính nhà nước về việc giải quyết lại vụ việc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2011/TTLT-BTP-TTCP về việc kiến nghị đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại như sau:
Về kiến nghị đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại
1. Khi có đủ căn cứ cho rằng cơ quan hành chính nhà nước chưa giải quyết vụ việc hoặc kết quả giải quyết vụ việc chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị với cơ quan hành chính nhà nước đó xem xét giải quyết hoặc giải quyết lại vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
...
Theo quy định trên, sau khi có đủ căn cứ cho rằng cơ quan hành chính nhà nước chưa giải quyết vụ việc hoặc kết quả giải quyết vụ việc chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho người được trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị với cơ quan hành chính nhà nước đó xem xét giải quyết hoặc giải quyết lại vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Như vậy, chỉ tổ chức của người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị với cơ quan hành chính nhà nước giải quyết lại vụ việc đã giải quyết nhưng không thỏa đáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?