Trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất bao nhiêu Trọng tài viên? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập?
- Trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất bao nhiêu Trọng tài viên? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập?
- Tên của Trung tâm trọng tài thương mại phải đáp ứng điều kiện gì? Có được đặt tên bằng tiếng nước ngoài không?
- Điều lệ của Trung tâm trọng tài thương mại có bao gồm điều kiện kết nạp, khai trừ trọng tài viên không?
Trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất bao nhiêu Trọng tài viên? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập?
Căn cứ Điều 24 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài như sau:
Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 của Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trung tâm trọng tài thương mại được thành lập khi có ít nhất bao nhiêu Trọng tài viên? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập? (Hình từ internet)
Tên của Trung tâm trọng tài thương mại phải đáp ứng điều kiện gì? Có được đặt tên bằng tiếng nước ngoài không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định về tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài như sau:
Tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài
1. Tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ ‘’Trung tâm trọng tài’’ và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
2. Trung tâm trọng tài có thể có biểu tượng, nhưng không được sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm biểu tượng của mình.
3. Tên của Chi nhánh của Trung tâm trọng tài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh’’ và tên của Trung tâm trọng tài.
Theo đó, tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn và phải lưu ý:
- Tên bao gồm cụm từ ‘’Trung tâm trọng tài’’ và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập.
- Tên không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trung tâm trọng tài có thể được đặt tên bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, tên bằng tiếng nước ngoài phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
Điều lệ của Trung tâm trọng tài thương mại có bao gồm điều kiện kết nạp, khai trừ trọng tài viên không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định về điều lệ của Trung tâm trọng tài như sau:
Điều lệ của Trung tâm trọng tài
Điều lệ của Trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên của Trung tâm trọng tài; tên nước ngoài của Trung tâm trọng tài (nếu có);
2. Trụ sở chính;
3. Lĩnh vực, mục tiêu hoạt động;
4. Thời gian hoạt động;
5. Điều kiện cơ sở vật chất và nguồn tài chính, chế độ tài chính của Trung tâm trọng tài;
6. Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị, tổ chức lại, giải thể Trung tâm trọng tài, cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ của Trung tâm trọng tài;
7. Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
8. Danh sách các sáng lập viên; phương thức thay đổi sáng lập viên của Trung tâm trọng tài; điều kiện kết nạp, khai trừ trọng tài viên; quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên;
9. Chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu;
10. Thể thức thông qua điều lệ;
11. Thể thức công bố Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài;
12. Những nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, điều kiện kết nạp, khai trừ trọng tài viên là một trong những nội dung chủ yếu của điều lệ của Trung tâm trọng tài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?