Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Hoạt động của các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài được lấy từ nguồn kinh phí nào?
Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 6 Thông tư 10/2011/TT-BVHTTDL quy định Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
+ Kế hoạch hoạt động, phát triển dài hạn và hàng năm của Trung tâm;
+ Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các thiết chế văn hoá, xã hội của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, các mốc quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận, những ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
– Tổ chức các hoạt động:
+ Văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, xúc tiến du lịch, ẩm thực, thể thao, y học dân tộc cổ truyền và các hoạt động văn hoá khác cần quảng bá ở quốc gia tiếp nhận;
+ Giới thiệu về Việt Nam xưa và nay trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Nghiên cứu việc giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt Nam với quốc gia tiếp nhận;
+ Giảng dạy tiếng Việt và văn hoá nghệ thuật nhằm duy trì tiếng Việt và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam trong cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận;
+ Chương trình văn hoá, nghệ thuật ở quốc gia tiếp nhận với sự tham gia của các đơn vị trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
+ Tham quan, tìm hiểu văn hoá ở quốc gia tiếp nhận cho các đoàn nghiên cứu của Việt Nam;
+ Hội thảo, tọa đàm, trao đổi, nói chuyện về văn hoá, nghệ thuật, du lịch, kinh tế, khoa học xã hội của Việt Nam và các nước;
+ Thông tin, tuyên truyền về các hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch khi có sự tham dự của Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
– Đề xuất, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam về đầu tư, xây dựng cơ bản và quy định có liên quan của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận.
– Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hoá nước ngoài tại quốc gia tiếp nhận.
– Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, đánh giá kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa, công tác thông tin văn hoá đối ngoại trên địa bàn ở quốc gia tiếp nhận và các nước lân cận.
– Phối hợp với chính quyền các cấp của quốc gia tiếp nhận trong việc nghiên cứu nhu cầu hoạt động văn hoá, thông tin ở quốc gia tiếp nhận và các nước lân cận.
– Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, viên chức của Trung tâm.
– Kiến nghị hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có thành tích xuất sắc trong các hoạt động của Trung tâm.
– Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của Nhà nước.
– Thực hiện pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm.
– Thực hiện chế độ báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Hoạt động của các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài được lấy từ nguồn kinh phí nào?
Theo Điều 8 Thông tư 10/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Cơ chế vận hành và kinh phí hoạt động
1. Trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và sự chỉ đạo, hướng dẫn về đối ngoại của Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại quốc gia tiếp nhận.
2. Trung tâm thực hiện chế độ quản lý tài chính, quản lý và sử dụng tài sản nhà nước đối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
3. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp nhằm đảm bảo các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
b) Các khoản thu phí và lệ phí, các khoản thu hợp pháp khác được để lại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì hoạt động của các Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài được lấy từ nguồn kinh phí sau:
– Ngân sách nhà nước cấp nhằm đảm bảo các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
– Các khoản thu phí và lệ phí, các khoản thu hợp pháp khác được để lại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo những chế độ báo cáo nào?
Theo Điều 9 Thông tư 10/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ:
a) Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Cục Hợp tác quốc tế) trước ngày 10 tháng 6 hàng năm;
b) Báo cáo tổng kết năm gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Cục Hợp tác quốc tế) trước ngày 25 tháng 11 hàng năm.
2. Báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.
Theo đó, Trung Văn hoá Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo những chế độ báo cáo sau:
– Báo cáo định kỳ:
+ Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Cục Hợp tác quốc tế) trước ngày 10 tháng 6 hàng năm;
+ Báo cáo tổng kết năm gửi về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (qua Cục Hợp tác quốc tế) trước ngày 25 tháng 11 hàng năm.
– Báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền hoặc xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?