Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có bao nhiêu biên chế? Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp có nguồn thu như thế nào?
Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có bao nhiêu biên chế?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 29/2008/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp có 05 biên chế, gồm:
a) Giám đốc;
b) Một Phó giám đốc;
c) Một chuyên viên phụ trách văn hoá nghệ thuật, xúc tiến du lịch và các hoạt động thể thao;
d) Một chuyên viên phụ trách thư viện, không gian Internet và công tác thông tin truyền thông kiêm thủ quỹ;
đ) Một kế toán kiêm văn thư.
2. Căn cứ vào tính chất và nhu cầu công việc, Giám đốc được ký hợp đồng đối với 02 chức danh: phụ trách các lớp học kiêm công tác đào tạo và một lái xe kiêm bảo vệ. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu và nội dung hoạt động, Giám đốc được ký các hợp đồng lao động khác theo thời vụ.
3. Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cử, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm và được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có 05 biên chế như sau:
- Giám đốc;
- Một Phó giám đốc;
- Một chuyên viên phụ trách văn hoá nghệ thuật, xúc tiến du lịch và các hoạt động thể thao;
- Một chuyên viên phụ trách thư viện, không gian Internet và công tác thông tin truyền thông kiêm thủ quỹ;
- Một kế toán kiêm văn thư.
Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp có bao nhiêu biên chế? (Hình từ Internet)
Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có nguồn thu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 29/2008/QĐ-TTg, có quy định về cơ chế vận hành và kinh phí hoạt động như sau:
Cơ chế vận hành và kinh phí hoạt động
1. Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ, sự chỉ đạo về chính trị liên quan đến thông tin đối ngoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách phục vụ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp.
3. Về cơ chế tài chính, Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
4. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp bao gồm:
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của Trung tâm theo quy định của Nhà nước được phép để lại;
c) Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có)
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có nguồn thu như sau:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ của Trung tâm theo quy định của Nhà nước được phép để lại;
- Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có)
Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào khi tổ chức các hoạt động?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 29/2008/QĐ-TTg, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định:
a) Kế hoạch hoạt động, phát triển dài hạn và hàng năm của Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp;
b) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các thiết chế văn hoá, xã hội khác tại châu Âu, phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ và những ngày kỷ niệm lớn của đất nước;
c) Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý của Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp.
2. Tổ chức các hoạt động:
a) Văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, ẩm thực, thể thao, y học phương đông và các hoạt động khác cần quảng bá tại châu Âu;
b) Giới thiệu về Việt Nam xưa và nay trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
c) Nghiên cứu và tổ chức giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt Nam với Pháp và các nước thuộc địa bàn châu Âu;
d) Tổ chức và giảng dạy các lớp học tiếng Việt và nghệ thuật, duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
…
Theo đó, khi tổ chức các hoạt động thì Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, ẩm thực, thể thao, y học phương đông và các hoạt động khác cần quảng bá tại châu Âu;
- Giới thiệu về Việt Nam xưa và nay trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;
- Nghiên cứu và tổ chức giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch giữa Việt Nam với Pháp và các nước thuộc địa bàn châu Âu;
- Tổ chức và giảng dạy các lớp học tiếng Việt và nghệ thuật, duy trì tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?