Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là gì?
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan gì?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 04/2016/TT-BQP quy định về vị trí và chức năng của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng).
2. Chức năng
a) Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
b) Quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.
c) Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng).
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam có các chức năng sau:
+ Tham mưu với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, chỉ huy lực lượng Quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
+ Quản lý, chỉ huy và điều hành toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Quân đội.
Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ quan gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 04/2016/TT-BQP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam như sau:
(1) Chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về các vấn đề liên quan đến lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(2) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính quân sự liên quan đến công tác tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(3) Chủ trì, phối hợp xây dựng và triển khai các kế hoạch công tác; tổ chức triển khai lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng về tuyển chọn nhân sự, mua sắm trang bị, vật chất, huấn luyện, đào tạo và tổ chức bảo đảm cho lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(5) Giúp Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.
(6) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(7) Là cơ quan thường trực hiệp đồng, điều phối, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng.
(8) Trực tiếp quản lý, điều hành lực lượng Quân đội tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Là đầu mối giữ thông tin chỉ huy của Bộ Quốc phòng đối với lực lượng Quân đội tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(9) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo hoạt động gìn giữ hòa bình đối với cán bộ Quân đội và Tùy viên Quân sự Việt Nam trong Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Tổ chức các đoàn công tác tới các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia để thực hiện nhiệm vụ.
(10) Chủ trì hoặc tham gia đàm phán và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền ký kết các Điều ước và thỏa thuận quốc tế về gìn giữ hòa bình giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc; giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài.
(11) Phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Ngoại giao thực hiện thỏa thuận tài chính và thanh toán với Liên Hợp Quốc và các đối tác nước ngoài theo thỏa thuận đã ký kết. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ về lĩnh vực gìn giữ hòa bình theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
(12) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nghiên cứu khoa học về hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(13) Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết và đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với lực lượng quân đội tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
(14) Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam có 14 nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Mối quan hệ công tác của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cá nhân, tổ chức khác của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-BQP quy định về mối quan hệ công tác của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cá nhân, tổ chức khác của Bộ Quốc phòng như sau:
Mối quan hệ công tác
1. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.
2. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Tổng Tham mưu trưởng là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.
3. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
4. Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp, hiệp đồng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.
Như vậy, quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng là quan hệ phục tùng lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy.
+ Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với Tổng Tham mưu trưởng là quan hệ phục tùng chỉ huy, chỉ đạo về hành chính quân sự.
+ Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội là mối quan hệ phối hợp, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
+ Quan hệ của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành là quan hệ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ; phối hợp, hiệp đồng, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các mặt công tác khác theo chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?