Trước khi đo khống chế ảnh viễn thám thì máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám cần kiểm tra những gì?
- Trước khi đo khống chế ảnh viễn thám thì máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám cần kiểm tra những gì?
- Thiết kế đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS được thực hiện như thế nào?
- Điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS phải được bố trí đo nối từ 02 tọa độ, độ cao nhà nước hạng mấy?
Trước khi đo khống chế ảnh viễn thám thì máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám cần kiểm tra những gì?
Trước khi đo khống chế ảnh viễn thám thì máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám cần kiểm tra theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT như sau:
Công tác chuẩn bị
1. Xác định khu vực đo khống chế ảnh viễn thám.
2. Thu thập các tài liệu bao gồm:
a) Ảnh viễn thám khu vực đo khống chế;
b) Sơ đồ, tọa độ, độ cao của các điểm tọa độ và điểm độ cao quốc gia đã có trong khu vực đo khống chế ảnh viễn thám;
c) Thiết kế kỹ thuật và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan;
d) Tài liệu bản đồ địa hình mới nhất của khu vực đo khống chế ảnh viễn thám.
3. Xác định phương pháp đo khống chế ảnh viễn thám bao gồm: đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh hoặc bằng phương pháp đường chuyền sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc kinh vĩ điện tử tùy theo thiết kế kỹ thuật.
4. Kiểm tra máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám:
a) Các máy thu tín hiệu vệ tinh đo GNSS sử dụng trong đo khống chế ảnh viễn thám phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
b) Các máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử, thước invar, thước thép phải có chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
c) Các thiết bị phải được kiểm tra trước khi đo khống chế ảnh viễn thám. Tài liệu kiểm tra phải lưu kèm theo kết quả đo khống chế ảnh viễn thám.
Như vậy, theo quy định trên thì trước khi đo khống chế ảnh viễn thám thì máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám cần kiểm tra như sau:
- Các máy thu tín hiệu vệ tinh đo GNSS sử dụng trong đo khống chế ảnh viễn thám phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
- Các máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử, thước invar, thước thép phải có chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
- Các thiết bị phải được kiểm tra trước khi đo khống chế ảnh viễn thám. Tài liệu kiểm tra phải lưu kèm theo kết quả đo khống chế ảnh viễn thám.
Trước khi đo khống chế ảnh viễn thám thì máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám cần kiểm tra những gì? (Hình từ Internet)
Thiết kế đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS được thực hiện như thế nào?
Thiết kế đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT như sau:
Thiết kế sơ đồ đo nối điểm khống chế ảnh viễn thám
1. Trên sơ đồ đo nối phải thể hiện các cảnh ảnh viễn thám có trong khu vực cần đo khống chế ảnh, số hiệu cảnh ảnh, các điểm gốc đã có trong khu vực, các điểm khống chế ảnh viễn thám, điểm kiểm tra vừa thiết kế và các hướng đo nối.
2. Tùy thuộc phương pháp đo, loại máy đo và số lượng máy đo để thiết kế sơ đồ đo nối. Có thể chia khu đo thành các cụm nhỏ để thuận tiện cho quá trình đo nối.
3. Thiết kế tuyến đo nối khống chế ảnh viễn thám:
a) Thu thập bản đồ địa hình mới nhất phủ trùm khu vực bố trí các ca đo khống chế ảnh trong ngày. Tiến hành thiết kế các ca đo phù hợp với thời gian đo và có tính đến thời gian di chuyển giữa các vị trí đo khống chế ảnh;
b) Thiết kế tuyến đường di chuyển giữa các vị trí điểm gốc khống chế ảnh và điểm đo nối khống chế ảnh.
4. Thiết kế đo điểm khống chế ảnh viễn thám:
a) Đo bằng công nghệ GNSS:
Trước khi tiến hành đo cần lập lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được;
Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới đo GNSS đã thiết kế và bảng dự báo vệ tinh. Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo, số liệu máy thu v.v...
b) Đo bằng phương pháp đường chuyền sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử:
Khi đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám bằng phương pháp đường chuyền, căn cứ vào mật độ điểm khởi tính có thể thiết kế dưới dạng đường chuyền đơn hoặc thành mạng lưới tùy vào điều kiện địa hình;
Các thông số phải được nêu trong thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án thi công phải tuân thủ quy định tại Bảng 2 Điều 10 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì thiết kế đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS được thực hiện như sau:
- Trước khi tiến hành đo cần lập lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được;
- Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới đo GNSS đã thiết kế và bảng dự báo vệ tinh. Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo, số liệu máy thu v.v...
Điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS phải được bố trí đo nối từ 02 tọa độ, độ cao nhà nước hạng mấy?
Điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS phải được bố trí đo nối từ 02 tọa độ, độ cao nhà nước hạng mấy, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT như sau:
Đo và xử lý số liệu đo điểm khống chế ảnh viễn thám bằng công nghệ GNSS
1. Đo điểm khống chế ảnh viễn thám:
a) Điểm khống chế ảnh viễn thám phải được bố trí đo nối từ 02 điểm tọa độ, độ cao nhà nước hạng III trở lên hoặc điểm địa chính cơ sở;
b) Các máy tại điểm gốc bật và thu tín hiệu liên tục trong các ca đo;
c) Tiến hành đo điểm khống chế ảnh viễn thám theo quy định tại các điểm 6.2, 6.3, 6.4, 6.5, 6.6 mục 6 phần II Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ;
d) Tại trạm máy ở ngoài thực địa phải tiến hành ghi sổ đầy đủ theo các mục của sổ đo. Chữ, số điền viết trong sổ đo phải rõ ràng, chính xác, sạch sẽ và không được tẩy xóa, nếu viết nhầm phải gạch số sai và viết số đúng lên trên đồng thời ghi rõ nguyên nhân. Mẫu sổ đo GNSS theo quy định tại Phụ lục 7 Thông tư số 06/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về xây dựng lưới tọa độ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì điểm khống chế ảnh viễn thám phải được bố trí đo nối từ 02 điểm tọa độ, độ cao nhà nước hạng III trở lên hoặc điểm địa chính cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?