Trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì?
- Trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì?
- Sau khi nhận bàn giao đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác thì Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn phải thông báo cho ai?
- Phạm vi quản lý, bảo vệ đường giao thông nông thôn bao gồm những gì?
Trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Chủ đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Tiếp nhận đường GTNT hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác
1. Trước khi đưa đường GTNT vào vận hành khai thác, Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
b) Lắp đặt đầy đủ biển báo đường bộ, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác các công trình đặc biệt và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng đường GTNT hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
2. Khi bàn giao đường GTNT, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT tiến hành kiểm tra, rà soát các hạng mục, bộ phận công trình đường GTNT (bao gồm cả bảng hướng dẫn quản lý vận hành khai thác các công trình đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế mới được tổ chức bàn giao.
...
Như vậy, theo quy định, trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có các trách nhiệm sau đây:
(1) Hoàn thành các thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo quy định;
(2) Lắp đặt đầy đủ biển báo đường bộ, bảng hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác các công trình đặc biệt và hệ thống an toàn giao thông theo quy định;
(3) Bàn giao cho Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT.
Trước khi đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Sau khi nhận bàn giao đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác thì Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn phải thông báo cho ai?
Việc tiếp nhận đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác được quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Tiếp nhận đường GTNT hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào vận hành khai thác
...
2. Khi bàn giao đường GTNT, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tổ chức giám sát thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến giai đoạn xây dựng, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT tiến hành kiểm tra, rà soát các hạng mục, bộ phận công trình đường GTNT (bao gồm cả bảng hướng dẫn quản lý vận hành khai thác các công trình đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp có khiếm khuyết, tồn tại về chất lượng thì phải khắc phục đảm bảo quy định thiết kế mới được tổ chức bàn giao.
3. Sau khi nhận bàn giao đường GTNT đưa vào vận hành khai thác, Chủ quản lý sử dụng đường GTNT phải thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, chính quyền thôn về thời gian đưa đường GTNT vào vận hành khai thác, tải trọng khai thác, tốc độ cho phép, khổ giới hạn cho phép tham gia giao thông trên đường GTNT và các nội dung cần thiết khác.
4. Trong thời gian bảo hành theo quy định, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện sửa chữa các hư hỏng, khiếm khuyết, thay thế bộ phận, hạng mục bị hư hỏng và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Như vậy, theo quy định, sau khi nhận bàn giao đường giao thông nông thôn đưa vào vận hành khai thác thì Chủ quản lý sử dụng đường giao thông nông thôn phải thông báo bằng văn bản về thời gian đưa đường giao thông nông thôn vào vận hành khai thác, tải trọng khai thác, tốc độ cho phép, khổ giới hạn cho phép tham gia giao thông trên đường và các nội dung cần thiết khác đến:
(1) Sở Giao thông vận tải;
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện;
(3) Ủy ban nhân dân cấp xã;
(4) Chính quyền thôn.
Phạm vi quản lý, bảo vệ đường giao thông nông thôn bao gồm những gì?
Phạm vi quản lý, bảo vệ đường giao thông nông thôn được quy định tại Điều 10 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT như sau:
Xác định phạm vi quản lý, bảo vệ đường GTNT
Phạm vi quản lý, bảo vệ đường GTNT bao gồm:
1. Các công trình trên đường GTNT;
2. Phạm vi đất dành cho đường bộ, bao gồm hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ;
3. Hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt trên đường hoặc trên các bộ phận thuộc đường GTNT (nếu có).
Như vậy, theo quy định, phạm vi quản lý, bảo vệ đường giao thông nông thôn bao gồm:
(1) Các công trình trên đường giao thông nông thôn;
(2) Phạm vi đất dành cho đường bộ, bao gồm hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ;
(3) Hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt trên đường hoặc trên các bộ phận thuộc đường giao thông nông thôn (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?