Trước khi huỷ nổ và sau khi huỷ nổ xử lý bom mìn, vật nổ phải thực hiện theo những quy định an toàn nào?
Xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp hủy nổ phải tuân thủ theo quy định chung như thế nào?
Căn cứ theo tiết 6.5.1 tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp hủy nổ
6.5.1. Quy định chung
- Mỗi lần hủy nổ không quá 5 hố, các hố cách nhau lớn hơn 10 m. Tổng khối lượng thuốc nổ nhồi trong bom mìn, vật nổ quy đổi ra thuốc nổ TNT xếp trong một hố không lớn hơn 20 kg.
- Từ hố hủy đến hầm để chứa bom mìn, vật nổ chờ hủy lớn hơn 1 000 m.
- Từ hố hủy đến hầm ẩn nấp, hầm chỉ huy lớn hơn 200 m.
- Từ hố hủy đến hầm chứa hỏa cụ gây nổ từ 500 m đến 600 m.
- Từ hố hủy đến hầm chứa thuốc nổ gây nổ từ 500 m đến 600 m.
- Từ hố hủy đến khu vực cảnh giới từ 1 500 m đến 2 000 m.
Như vậy, xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp hủy nổ phải tuân thủ theo những quy định an toàn nêu trên.
Xử lý bom mìn (Hình từ Internet)
Trước khi hủy nổ phải tuân thủ những quy định an toàn nào khi xử lý bom mìn, vật nổ?
Theo tiết 6.5.2 tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp hủy nổ
...
6.5.2. Quy định an toàn trước khi hủy nổ
6.5.2.1. Toàn đội xử lý phải được huấn luyện đầy đủ những nội dung được nêu trong 5.6.1.3
6.5.2.2. Những người làm việc hủy nổ phải chấp hành nghiêm các quy định an toàn khi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy, dễ nổ.
6.5.2.3. Bãi hủy phải có đủ phương tiện, dụng cụ phòng chống cháy nổ, và phương tiện cứu thương, thuốc men cấp cứu cần thiết.
6.5.2.4. Hàng ngày, trước khi vào làm việc, người chỉ huy phải:
- Nhắc lại các quy định an toàn phân công người phụ trách từng công việc trong thực hiện hủy nổ, phòng cháy, chữa cháy, cấp cứu và cảnh giới;
- Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển bảo đảm tốt và an toàn;
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe của các nhân viên, nếu không đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho công việc phải thay người khác;
- Nếu sử dụng súng, đạn để làm tín hiệu trong hủy nổ phải kiểm tra an toàn súng, đạn. Nhắc nhở nhân viên cảnh giới đứng đúng vị trí, làm đúng nhiệm vụ khu vực được phân công;
- Nhắc lại các quy định về ký tín hiệu hợp đồng trong quá trình hủy nổ;
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển xác định bảo đảm an toàn và hoạt động tốt mới được làm việc;
- Yêu cầu từng người ký vào sổ an toàn, cam kết thực hiện nghiêm quy trình công nghệ, các quy định an toàn.
6.5.2.5. Các đường đi lại, vận chuyển vào bãi hủy, hố hủy đến các hầm ẩn nấp phải bằng phẳng, dễ đi lại. Nếu không bằng phẳng, gập ghềnh, ổ gà phải sửa chữa.
6.5.2.6. Nếu điểm hỏa bằng phương pháp gây nổ thường thì trên đường về hầm ẩn nấp phải cắm cờ đỏ để người điểm hỏa chạy về đúng hướng (hầm trú ẩn của mình).
6.5.2.7. Xung quanh các hố hủy nổ phải dọn sạch vật dễ cháy.
6.5.2.8. Trước khi sử dụng phương tiện dụng cụ điểm hỏa phải:
- Nếu điểm hỏa bằng phương pháp gây nổ điện: Kiểm tra nguồn điện, máy điểm hỏa, ôm kế, dây dẫn điện, kíp điện;
- Nếu điểm hỏa bằng phương pháp gây nổ thường: Kiểm tra nụ xùy, dây cháy chậm, bùi nhùi, kíp thường.
6.5.2.9. Thuốc nổ dùng để gây nổ hố hủy được gói buộc thành lượng nổ tập trung, kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, nụ xùy phải lấy ở lô đạt chất lượng Cấp 1, Cấp 2.
Sau khi hủy nổ xử lý bom mìn, vật nổ phải thực hiện theo những quy định an toàn nào?
Theo tiết 6.5.4 tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-7:2014 quy định như sau:
Quy định an toàn xử lý bom mìn, vật nổ bằng phương pháp hủy nổ
...
6.5.4. Quy định an toàn sau hủy nổ
6.5.4.1. Sau mỗi lần hủy phải kiểm tra, thu dọn hố hủy. Khi không còn sót bất kỳ một bộ phận nào của bom mìn, vật nổ có thể gây nổ, cháy làm nguy hiểm đến người, phương tiện và gia súc mới được phép hủy tiếp lần 2, hoặc cho phép về đơn vị.
6.5.4.2. Sau 1 ngày làm việc trước khi nghỉ, người chỉ huy phải trực tiếp kiểm tra bãi hủy, lập biên bản an toàn, phát lệnh an toàn, rút chốt cảnh giới về vị trí quy định. Thu dọn, bảo quản phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư đưa về đơn vị.
6.5.4.3. Trường hợp hủy nhiều ngày phải tổ chức gác bãi hủy, nơi tạm chứa bom mìn, vật nổ chờ hủy. Không cho người không có nhiệm vụ vào bãi hủy.
6.5.4.4. Khi kết thúc đợt hủy, người chỉ huy tổ chức kiểm tra bãi hủy. Bãi hủy phải bảo đảm an toàn trước khi về đơn vị và bàn giao lại cho địa phương. Lập biên bản an toàn có các thành phần tham gia ký xác nhận.
Do đó, trước khi huỷ nổ và sau khi huỷ nổ xử lý bom mìn, vật nổ phải thực hiện theo những quy định an toàn nêu trên.
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?