Trước khi lưu thông trên thị trường, thức ăn chăn nuôi phải được công bố hợp quy đúng hay không?
Công bố hợp quy là gì?
Công bố hợp quy được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
...
Theo đó, công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Trước khi lưu thông trên thị trường, thức ăn chăn nuôi phải được công bố hợp quy đúng hay không? (Hình từ Internet)
Trước khi lưu thông trên thị trường, thức ăn chăn nuôi phải được công bố hợp quy đúng không?
Việc công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi được quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Mục I Quy chuẩn phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này.
Trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 2 Mục I Quy chuẩn này phải công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản; hộ kinh doanh (sản xuất, mua bán, sơ chế) không phải công bố hợp quy đối với thức ăn truyền thống thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
1.1. Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
1.2. Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam phải công bố hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản; hộ kinh doanh (sản xuất, mua bán, sơ chế) không phải công bố hợp quy đối với thức ăn truyền thống thương mại, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.
- Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:
+ Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
+ Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
+ Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
- Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Đánh giá hợp quy đối với thức ăn chăn nuôi theo những phương thức nào?
Phương thức đánh giá quy đối với thức ăn chăn nuôi được quy định tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT như sau:
- Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:
+ Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
+ Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.
- Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 190: 2020/BNNPTNT.
- Mỗi sản phẩm sản xuất trong nước đã công bố hợp quy theo phương thức 5 phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.
- Việc lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?