Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo những yêu cầu gì?
- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo những yêu cầu gì?
- Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động phải báo cáo kết quả hoạt động về Bộ Y tế trước ngày nào?
- Người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn định kỳ bao lâu một lần?
Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo những yêu cầu gì?
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
a) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
b) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
c) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động phải thực hiện như sau:
(1) Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
(2) Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
(3) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động phải báo cáo kết quả hoạt động về Bộ Y tế trước ngày nào?
Thời hạn báo cáo kết quả hoạt động được quy định tại khoản 4 Điều 44 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Tổ chức quan trắc môi trường lao động
...
3. Trước 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo địa chỉ antoanlaodong@molisa.gov.vn.
4. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Y tế theo địa chỉ baocaoytld@moh.gov.vn.
Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố nguy hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, đồng thời đề xuất bổ sung Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động.
...
Như vậy, theo quy định, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động phải báo cáo bằng văn bản kết quả hoạt động về Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động.
Đồng thời gửi thư điện tử tới Bộ Y tế theo địa chỉ baocaoytld@moh.gov.vn.
Người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn định kỳ bao lâu một lần?
Người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động được quy định tại khoản 9 Điều 44 Nghị định 44/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Tổ chức quan trắc môi trường lao động
...
7. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
8. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
9. Định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ có liên quan do Bộ Y tế tổ chức.
Như vậy, theo quy định, định kỳ 02 năm, người đứng đầu Tổ chức quan trắc môi trường lao động phải tham dự khóa tập huấn để cập nhật kiến thức về chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ có liên quan do Bộ Y tế tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?