Trước khi tiến hành cuộc giám sát Ban thanh tra nhân dân ở phường phải gửi kế hoạch chậm nhất bao nhiêu ngày?
- Trước khi tiến hành cuộc giám sát Ban thanh tra nhân dân ở phường phải gửi kế hoạch chậm nhất bao nhiêu ngày?
- Trong quá trình giám sát phát hiện có dấu hiệu tham nhũng tài sản nhà nước thì Ban thanh tra nhân dân ở phường xử lý như thế nào?
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân ở phường thì cơ quan, tổ chức, cá nhân cần làm gì?
Trước khi tiến hành cuộc giám sát Ban thanh tra nhân dân ở phường phải gửi kế hoạch chậm nhất bao nhiêu ngày?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân
1. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát, Ban thanh tra nhân dân phải có kế hoạch gửi Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.
...
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở phường phải có kế hoạch gửi Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường và Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường chậm nhất là 5 ngày trước khi tiến hành một cuộc giám sát.
Kế hoạch phải nêu rõ nội dung, thời gian, địa điểm giám sát; nhân sự tham gia cuộc giám sát; kinh phí và điều kiện bảo đảm cho việc giám sát.
Ban thanh tra nhân dân ở phường (Hình từ Internet)
Trong quá trình giám sát phát hiện có dấu hiệu tham nhũng tài sản nhà nước thì Ban thanh tra nhân dân ở phường xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân
...
2. Trong quá trình thực hiện việc giám sát, Ban thanh tra nhân dân có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
3. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích tài sản nhà nước, ngân sách nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án, quản lý và sử dụng đất đai trái với các quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân thì Ban thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, trong quá trình giám sát phát hiện có dấu hiệu tham nhũng tài sản nhà nước thì Ban thanh tra nhân dân ở phường xử lý như sau:
Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở phường xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng tài sản nhà nước và các khoản đóng góp của nhân dân.
Thực hiện chương trình, dự án, quản lý và sử dụng đất đai trái với các quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác thuộc phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân ở phường thì Ban thanh tra nhân dân ở phường kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân ở phường thì cơ quan, tổ chức, cá nhân cần làm gì?
Theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân
...
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Như vậy, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban thanh tra nhân dân ở phường.
Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban thanh tra nhân dân ở phường có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?