Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
- Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được quyền ký ban hành các quyết định, văn bản nào?
- Ai là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi?
Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 216/QĐ-TTg năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo như sau:
Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, quyết định việc thành lập Tổ, Nhóm công tác khi cần thiết phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng ban sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
4. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Trưởng ban sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Các Ủy viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan mình.
Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không? (Hình từ Internet)
Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được quyền ký ban hành các quyết định, văn bản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định nguyên tắc chỉ đạo, điều hành công việc chung như sau:
Nguyên tắc chỉ đạo, điều hành công việc chung
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cụ thể quy định tại Điều 5 Quy chế này.
2. Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban khi được ủy quyền) ký ban hành các quyết định, văn bản sau đây:
a) Các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo;
b) Các văn bản của Ban Chỉ đạo gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi được quyền ký ban hành các quyết định, văn bản sau đây:
(1) Các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi;
(2) Các văn bản của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
Ai là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 73/QĐ-BCĐODA năm 2013 quy định về chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi như sau:
Chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 03 tháng một lần và họp bất thường khi cần tlniết theo quyết định của Trưởng ban. Bên cạnh việc họp trực tiếp để thảo luận, Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo có thể lấy ý kiến tham gia của các thành viên bằng văn bản. Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo quyết định tổ chức kiểm tra đột xuất tại hiện trường khi cần thiết hoặc theo đề nghị của thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Trường hợp không tham dự cuộc họp của Ban Chỉ đạo (hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo), thành viên Ban Chỉ đạo (hoặc thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo) ủy quyền cho một công chức cấp Vụ có trách nhiệm dự họp và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người được ủy quyền.
3. Ban Chỉ đạo ưu tiên sử dụng phương thức thảo luận và trao đổi thông tin, gửi tài liệu và họp qua mạng internet giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo và với Tổ công tác liên ngành.
4. Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban được ủy quyền) là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi hoặc Phó Trưởng ban được ủy quyền là người chủ trì và kết luận tại các cuộc họp Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?