Trưởng ban Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao là ai? Khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo có cần thông báo bằng văn bản không?
Trưởng ban Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao là ai? Ban Chỉ đạo gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành như sau:
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
...
2. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp cao là thành viên.
3. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp tỉnh gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh là thành viên.
4. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp huyện gồm có: Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp huyện, đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện là thành viên.
5. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm có: Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là thành viên.
...
Theo quy định trên, Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao gồm có:
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là Trưởng ban;
- Đại diện lãnh đạo Toà án nhân dân cấp cao là thành viên.
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao (Hình từ Internet)
Khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao có cần thông báo bằng văn bản không?
Theo khoản 6 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành như sau:
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
...
6. Trường hợp thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, các cơ quan thông báo bằng văn bản với Trưởng ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành.
Như vậy, khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao, các cơ quan thông báo bằng văn bản với Trưởng ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành.
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương:
a) Quyết định các nội dung về công tác thống kê hình sự liên ngành; sửa đổi, bổ sung biểu mẫu và tài liệu hướng dẫn để tổ chức thực hiện thống nhất các loại báo cáo thống kê hình sự liên ngành;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thống nhất công tác thống kê hình sự liên ngành của cấp mình và cấp dưới;
c) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác thống kê hình sự liên ngành;
d) Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích và xem xét kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân có vi phạm trong thực hiện công tác thống kê hình sự liên ngành;
đ) Đề xuất với lãnh đạo các ngành về biên chế, tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bảo đảm hoạt động, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê hình sự liên ngành.
2. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cụ thể:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thống nhất công tác thống kê hình sự liên ngành của cấp mình và cấp dưới;
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác thống kê hình sự liên ngành;
- Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích và xem xét kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân có vi phạm trong thực hiện công tác thống kê hình sự liên ngành;
- Đề xuất với lãnh đạo các ngành về biên chế, tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bảo đảm hoạt động, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê hình sự liên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?