Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020 quy định về chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia như sau:
Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.
2. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời và hiệu quả.
3. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Như vậy, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo.
Đồng thời, tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020.
Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Chương trình công tác năm của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020 quy định về chương trình công tác như sau:
Chương trình công tác
1. Chương trình công tác bao gồm danh mục các dự án, chiến lược, chương trình, kế hoạch, báo cáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chỉ đạo; các hoạt động và các công việc dự kiến trình hoặc cần triển khai trong năm của Ban Chỉ đạo.
2. Chương trình công tác năm là danh mục các nội dung công tác trình Ban Chỉ đạo trong năm, phải xác định rõ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, bộ, cơ quan, địa phương chủ trì, phối hợp, thời gian thực hiện để các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện đến từng quý.
3. Nội dung chương trình công tác năm gồm: Đánh giá thực hiện chương trình công tác năm trước; các định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp; danh mục các công việc cần triển khai.
4. Văn phòng Ban Chỉ đạo giúp Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo quản lý chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan tham mưu cho Bộ Quốc phòng trong việc tổng hợp, xây dựng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chương trình công tác của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định thì nội dung chương trình công tác năm của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia bao gồm:
(1) Đánh giá thực hiện chương trình công tác năm trước;
(2) Các định hướng, nhiệm vụ và các giải pháp;
(3) Danh mục các công việc cần triển khai.
Trưởng ban Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 1041/QĐ-TTg năm 2020 quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng ban Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng ban Ban chỉ đạo (Trưởng ban)
1. Phạm vi trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về lĩnh vực phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước và chỉ đạo thực hiện việc xây dựng, quản lý, chỉ huy, điều hành chung mọi hoạt động và công tác của Ban Chỉ đạo;
b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo
2. Phạm vi giải quyết công việc
a) Những công việc thuộc thẩm quyền mà pháp luật quy định; những công việc được Chính phủ giao.
b) Chỉ đạo xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, các kế hoạch chung hàng năm, 5 năm, dài hạn và các dự án, đề án quan trọng về lĩnh vực phòng thủ dân sự. Chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án sau khi được phê duyệt.
c) Chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm phòng thủ dân sự của các bộ, ngành, địa phương.
d) Chủ trì các cuộc họp thường kỳ 1 năm và các cuộc họp bất thường của Ban Chỉ đạo.
đ) Trong trường hợp xét thấy cần thiết vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Trưởng ban có thể trực tiếp chỉ đạo xử lý một số công việc đã phân công cho thành viên Ban Chỉ đạo; sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Ban Chỉ đạo tùy theo phạm vi, nội dung và tính chất của các văn bản.
Như vậy, theo quy định thì Trưởng ban Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ tùy theo phạm vi, nội dung và tính chất của các văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?