Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không? Thành phần các phiên họp mở rộng của Ban này do ai quyết định?
Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định về sử dụng con dấu như sau:
Sử dụng con dấu
1. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Ủy viên thường trực sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
2. Các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ, cơ quan mình trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
3. Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để điều hành Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có được sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định về nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Triệu tập, chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp thường kỳ, bất thường và mở rộng; các hội nghị triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, ủy quyền cho Phó Trưởng Ban hoặc một ủy viên khác của Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc của Trưởng Ban khi cần thiết. Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; giữa Ban Chỉ đạo ở Trung ương với Ban Chỉ đạo phát triển du lịch ở các địa phương; giữa Ban Chỉ đạo với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã được giao cho các ủy viên Ban Chỉ đạo.
4. Chỉ đạo việc xây dựng, ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.
5. Quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có những nhiệm vụ như sau:
- Trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Triệu tập, chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp thường kỳ, bất thường và mở rộng; các hội nghị triển khai các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, ủy quyền cho Phó Trưởng Ban hoặc một ủy viên khác của Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc của Trưởng Ban khi cần thiết. Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo; giữa Ban Chỉ đạo ở Trung ương với Ban Chỉ đạo phát triển du lịch ở các địa phương; giữa Ban Chỉ đạo với các Bộ, ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã được giao cho các ủy viên Ban Chỉ đạo.
- Chỉ đạo việc xây dựng, ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.
- Quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Thành phần các phiên họp mở rộng của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do ai quyết định?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định về họp Ban Chỉ đạo như sau:
Họp Ban Chỉ đạo
1. Họp Ban Chỉ đạo định kỳ: 06 tháng một lần. Tài liệu phục vụ các phiên họp thường kỳ do Văn phòng Ban Chỉ đạo chuẩn bị và được gửi tới các thành viên của Ban Chỉ đạo bằng văn bản hoặc qua thư điện tử trước khi tổ chức họp tối thiểu 07 ngày làm việc. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm góp ý bằng văn bản gửi theo đường công văn hoặc thư điện tử về Văn phòng Ban Chỉ đạo để hoàn thiện báo cáo trước khi tổ chức họp tối thiểu 03 ngày làm việc.
2. Những vấn đề không yêu cầu phải bàn tại phiên họp toàn thể của Ban Chỉ đạo sẽ được giải quyết thông qua các cuộc hội ý giữa Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Ủy viên thường trực và một số thành viên liên quan trực tiếp.
3. Trường hợp cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường hoặc phiên họp mở rộng của Ban Chỉ đạo. Thành phần các phiên họp mở rộng do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định. Tài liệu phục vụ các phiên họp bất thường được gửi tới các thành viên của Ban Chỉ đạo trước khi họp bằng thư điện tử hoặc tại phiên họp.
4. Thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những vấn đề được phân công. Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo không thể tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phải báo cáo Trưởng Ban và ủy quyền cho người nắm được vấn đề cuộc họp dự kiến thảo luận tham dự.
5. Thông báo Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại các phiên họp do ủy viên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký, được gửi đến các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ, ngành và địa phương liên quan chậm nhất là sau 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần các phiên họp mở rộng của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?