Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc gì?
Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Tổ chức của Ban Công tác đại biểu
1. Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ban Công tác đại biểu. Trưởng Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
Theo đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức và hoạt động của Ban Công tác đại biểu.
Trưởng Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cũng tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Tổ chức của Ban Công tác đại biểu
...
2. Trưởng Ban Công tác đại biểu là người chịu trách nhiệm trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Ban Công tác đại biểu. Trưởng Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Công tác đại biểu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này;
b) Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; giữ mối quan hệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu;
c) Phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu;
d) Trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về việc tuyển dụng, điều động, biệt phái, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của đơn vị trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu trước khi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định;
đ) Tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Ban Công tác đại biểu;
e) Quyết định việc sử dụng kinh phí đã được phân bổ cho Ban Công tác đại biểu;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội phân công.
Theo đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Công tác đại biểu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này;
- Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; giữ mối quan hệ với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Công tác đại biểu;
- Phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu;
- Trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về việc tuyển dụng, điều động, biệt phái, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức;
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của đơn vị trực tiếp giúp việc Ban Công tác đại biểu trước khi Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định;
- Tổ chức thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của Ban Công tác đại biểu;
- Quyết định việc sử dụng kinh phí đã được phân bổ cho Ban Công tác đại biểu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội phân công.
Trưởng Ban Công tác đại biểu (Hình từ Internet)
Khi Trưởng Ban Công tác đại biểu vắng mặt thì ai sẽ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Công tác đại biểu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 21/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Tổ chức của Ban Công tác đại biểu
...
3. Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu giúp Trưởng Ban Công tác đại biểu thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Công tác đại biểu. Khi Trưởng Ban Công tác đại biểu vắng mặt thì một Phó Trưởng Ban được Trưởng Ban ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Như vậy, khi Trưởng Ban Công tác đại biểu vắng mặt thì một Phó Trưởng Ban được Trưởng Ban ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?