Trưởng ban Đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nào? Ai không được làm Trưởng ban?
Trưởng Ban đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 3 Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC quy định như sau:
Ban Đề thi
1. Ban đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm: Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Ban đề thi:
a) Tổ chức xây dựng bộ đề thi, hướng dẫn chấm thi, ngân hàng câu hỏi và đáp án theo quy định;
b) Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án ra đề thi; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi và pháp luật về công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án ra đề thi;
c) Bảo mật đề thi, ngân hàng câu hỏi và đáp án đề thi theo chế độ tài liệu “MẬT”.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Ban đề thi:
a) Tham gia xây dựng đề thi, ngân hàng câu hỏi và đáp án bộ đề thi theo phân công của Trưởng ban đề thi;
b) Bảo mật đề thi, ngân hàng câu hỏi và đáp án theo chế độ tài liệu “MẬT”.
...
Chiếu theo quy định này thì Trưởng ban Đề thi trong kỳ thi tuyển công chức Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau:
- Tổ chức xây dựng bộ đề thi, hướng dẫn chấm thi, ngân hàng câu hỏi và đáp án theo quy định;
- Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động của công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án ra đề thi; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi và pháp luật về công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án ra đề thi;
- Bảo mật đề thi, ngân hàng câu hỏi và đáp án đề thi theo chế độ tài liệu “MẬT”.
Trưởng ban Đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nào? Ai không được làm Trưởng ban? (hình từ internet)
Những ai không được phép làm Trưởng ban Đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát nhân dân?
Cũng tại Điều 3 Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC quy định như sau:
Ban Đề thi
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên kiêm Thư ký:
Ghi biên bản các cuộc họp, hoạt động của Ban đề thi và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng ban đề thi.
5. Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi:
a) Người được cử làm thành viên Ban đề thi phải là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức dự thi;
b) Không cử làm thành viên Ban đề thi người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi; người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm thành viên Ban đề thi không được làm thành viên Ban coi thi, Ban phách, Ban Giám sát.
Theo đó, Trưởng ban Đề thi không được là người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi; người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Trách nhiệm của Trưởng ban Đề thi trong quá trình xây dựng đề thi trắc nghiệm được quy định ra sao?
Tại khoản 8 Điều 3 Phụ lục số 01 Ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân theo Quyết định 401/QC-VKSTC quy định như sau:
Ban Đề thi
...
8. Yêu cầu khi xây dựng đề thi:
...
c) Đối với đề thi trắc nghiệm:
Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án cho đề thi trắc nghiệm phải bảo đảm số lượng câu hỏi được xây dựng gấp tối thiểu 03 lần so với số câu hỏi theo quy định của từng phần thi. Trưởng ban đề thi tổ chức để các thành viên Ban đề thi thẩm định từng câu hỏi thi trắc nghiệm theo đúng yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức; sau khi hiệu chỉnh lần cuối, Trưởng Ban đề thi tổ chức rút ngẫu nhiên các câu hỏi để hình thành đề thi trắc nghiệm với nhiều phiên bản khác nhau. Sau khi rà soát từng phiên bản đề thi trắc nghiệm, Trưởng ban đề thi ký tên vào từng phiên bản đề thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để Chủ tịch Hội đồng thi quyết định đề thi chính thức và đề thi dự phòng.
d) Đối với đề thi phỏng vấn:
Nội dung đề thi phỏng vấn phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức dự thi; kết cấu, nội dung để phỏng vấn, thực hành phải chính xác, khoa học, đánh giá toàn diện năng lực, khả năng của người dự tuyển. Để phỏng vấn phải có đáp án và thang điểm kèm theo, được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu “MẬT”.
Theo đó, trong quá trình xây dựng đề thi trắc nghiệm kỳ thi công chức Viện kiểm sát nhân dân, Trưởng ban đề thi có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức để các thành viên Ban đề thi thẩm định từng câu hỏi thi trắc nghiệm theo đúng yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức; sau khi hiệu chỉnh lần cuối;
- Tổ chức rút ngẫu nhiên các câu hỏi để hình thành đề thi trắc nghiệm với nhiều phiên bản khác nhau.
- Sau khi rà soát từng phiên bản đề thi trắc nghiệm, Trưởng ban đề thi ký tên vào từng phiên bản đề thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để Chủ tịch Hội đồng thi quyết định đề thi chính thức và đề thi dự phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?