Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt có được thay mặt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt không?
Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt có được thay mặt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt không?
Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt như sau:
Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt
...
3. Thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, trưởng Ban kiểm soát đặc biệt được phép thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt.
Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt có được thay mặt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt được không? (Hình từ Internet)
Nội dung thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định thông báo về kiểm soát đặc biệt bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:
(1) Quyết định kiểm soát đặc biệt;
(2) Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt;
(3) Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
(4) Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại;
(5) Nội dung khác.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 164 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:
(1) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:
- Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Thực trạng hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác, bao gồm cả lãi, lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;
- Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý được, lãi phải thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;
- Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; danh sách chủ nợ khác;
- Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.
(2) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;
(3) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
(4) Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại (1), (2) hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN) áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
(5) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, văn bản khác của Ngân hàng Nhà nước;
(6) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
(7) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;
(8) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
(9) Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);
(10) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;
(11) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
(12) Các công việc khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hoặc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là gì? Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ những nguồn nào?
- Văn bản chuyên ngành là gì? Ai quy định việc cấp số văn bản chuyên ngành theo quy định Nghị định 30?
- Hồ sơ thiết kế xây dựng có bao gồm tài liệu khảo sát xây dựng? Công tác thiết kế xây dựng được quản lý như thế nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty tài chính được thụ lý khi nào theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?