Trưởng Ban kinh tế Trung ương có bao nhiêu phó trưởng ban giúp việc? Ban kinh tế Trung ương là cơ quan gì?
Ban kinh tế Trung ương là cơ quan gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 thì Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội.
Theo Điều 5 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 thì Ban Kinh tế Trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban và tổ chức, điều hành công việc của Ban.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, Ban Kinh tế Trung ương xây dựng quy chế làm việc, các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ban Kinh tế Trung ương được cử cán bộ dự các cuộc họp của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt thuộc phạm vi được phân công khi bàn về triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trưởng Ban kinh tế Trung ương có bao nhiêu phó trưởng ban giúp việc? Ban kinh tế Trung ương là cơ quan gì? (Hình từ Internet)
Ban kinh tế Trung ương hiện nay có những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 2 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018 thì Ban Kinh tế Trung ương hiện nay có những nhiệm vụ sau:
(1) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.
- Nghiên cứu, đề xuất chương trình, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội.
- Tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu thể chế hóa các chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp, mới nảy sinh mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội, việc thí điểm, tổng kết một số chủ trương, mô hình mới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.
(2) Thẩm định
- Chủ trì thẩm định các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tầm chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội.
- Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án về kinh tế - xã hội trước khi các cơ quan chủ đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
(3) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
- Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm tình hình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội; báo cáo, đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét xử lý đối với những vi phạm trong quá trình thực hiện.
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc chủ trì khi được giao.
(4) Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
(5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Trưởng Ban kinh tế Trung ương có bao nhiêu phó trưởng ban giúp việc?
Theo Điều 3 Quyết định 166-QĐ/TW năm 2018, thì lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương gồm có Trưởng ban, các phó trưởng ban chuyên trách và một số phó trưởng ban kiêm nhiệm.
Hiện tại pháp luật không quy định cụ thể sối với số lượng phó trưởng ban giúp việc cho Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Bên cạnh đó, Ban Kinh tế Trung ương có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Vụ Kinh tế tổng hợp
(2) Vụ Công nghiệp
(3) Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4) Vụ Xã hội
(5) Vụ Kinh tế vùng và địa phương
(6) Vụ Kinh tế quốc tế và hội nhập
(7) Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế
(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ
(9) Văn phòng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?