Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính đào tạo bồi dưỡng cho những đối tượng nào? Tổ chức đào tạo bồi dưỡng những nội dung gì?
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính hoạt động với mục tiêu gì?
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho học viên những nội dung gì?
- Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho học viên thông qua các hình thức nào?
- Học viên có được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành các lớp đào tạo bồi dưỡng?
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính hoạt động với mục tiêu gì?
Theo Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 như sau:
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng:
1. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức ngành tài chính chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Theo đó, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính hoạt động với mục tiêu như sau:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho đối tượng đào tạo;
- Góp phần xây dựng đội ngũ công chức ngành tài chính chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (Hình từ Internet)
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho những đối tượng nào?
Theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 như sau:
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính, gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo và quản lý các cấp.
- Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hoạch định và thực thi chính sách.
- Công chức tập sự trong các đơn vị thuộc ngành Tài chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức tài chính địa phương.
3. Cán bộ, công chức, viên chức quản lý tài chính các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương; Các đơn vị, tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Theo đó, các đối tượng được đào tạo bồi dưỡng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính, gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo và quản lý các cấp.
+ Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hoạch định và thực thi chính sách.
+ Công chức tập sự trong các đơn vị thuộc ngành Tài chính.
- Cán bộ, công chức, viên chức tài chính địa phương.
- Cán bộ, công chức, viên chức quản lý tài chính các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương; Các đơn vị, tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho học viên những nội dung gì?
Theo Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 như sau:
Nội dung đào tạo bồi dưỡng:
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
a) Lý luận chính trị;
b) Chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;
d) Tin học, ngoại ngữ;
2. Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước:
a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;
b) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
Theo đó, nội dung đào tạo bồi dưỡng tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính bao gồm:
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
+ Lý luận chính trị;
+ Chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;
+ Tin học, ngoại ngữ;
- Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước:
+ Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;
+ Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo bồi dưỡng cho học viên thông qua các hình thức nào?
Theo Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 như sau:
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Tập trung, tại chức hoặc từ xa; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hình thức phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trường.
Theo đó, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Tập trung, tại chức hoặc từ xa;
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hình thức phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trường.
Học viên có được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành các lớp đào tạo bồi dưỡng?
Theo Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 như sau:
Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng:
1. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp chứng chỉ cho những học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định.
2. Chứng chỉ do Trường cấp là một trong những căn cứ để Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức, viên chức và người học đã qua đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu nhiệm vụ.
3. Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính chịu trách trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về chất lượng đào tạo bồi dưỡng của Trường.
Theo đó, học viên sẽ được Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp chứng chỉ khi đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?