Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những khoa nào? Các khoa của Trường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những khoa và bộ môn trực thuộc nào?
- Các khoa của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Các trưởng khoa và Phó trưởng khoa Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những khoa và bộ môn trực thuộc nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2359/QĐ-BGDĐT năm 2011 như sau:
Các khoa và bộ môn trực thuộc Trường (gọi tắt là Khoa)
1. Trường có các khoa và bộ môn trực thuộc:
a) Khoa Tâm lý - Giáo dục;
b) Khoa Quản lý giáo dục;
c) Khoa Quản lý hành chính;
d) Bộ môn Lý luận chính trị;
đ) Các khoa, bộ môn khác theo yêu cầu phát triển của Trường.
...
Theo đó, Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các khoa và bộ môn trực thuộc sau đây:
- Khoa Tâm lý Giáo dục;
- Khoa Quản lý giáo dục;
- Khoa Quản lý hành chính;
- Bộ môn Lý luận chính trị;
- Các khoa, bộ môn khác theo yêu cầu phát triển của Trường.
Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những khoa nào? Các khoa của Trường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Các khoa của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2359/QĐ-BGDĐT năm 2011 như sau:
Các khoa và bộ môn trực thuộc Trường (gọi tắt là Khoa)
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Khoa:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập;
b) Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
c) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ;
d) Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
đ) Quản lý nội dung đào tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học;
e) Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao;
f) Tổ chức nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập;
g) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên thuộc khoa.
...
Theo đó, các khoa của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập;
- Tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ;
- Quản lý cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
- Quản lý nội dung đào tạo, phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình môn học do Hiệu trưởng giao;
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên và nhân viên thuộc khoa.
Các trưởng khoa và Phó trưởng khoa Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
Theo khoản 3 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2359/QĐ-BGDĐT năm 2011 như sau:
Các khoa và bộ môn trực thuộc Trường (gọi tắt là Khoa)
...
3. Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa do Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa. Nhiệm kỳ của Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nhiệm kỳ của Phó Trưởng khoa theo nhiệm kỳ của Trưởng khoa và có thể được bổ nhiệm lại.
4. Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa được chọn từ những người có uy tín, có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý giáo dục. Trưởng khoa phải có bằng tiến sĩ, Phó Trưởng khoa phải có bằng thạc sĩ trở lên. Độ tuổi khi bổ nhiệm Trưởng khoa, Phó trưởng khoa không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.
5. Quy trình và thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo khoa thực hiện theo qui định tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo đó, Trưởng khoa do Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giúp việc Trưởng khoa có các Phó Trưởng khoa do Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa.
Nhiệm kỳ của Trưởng khoa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nhiệm kỳ của Phó Trưởng khoa theo nhiệm kỳ của Trưởng khoa và có thể được bổ nhiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?
- Khi quyết định của Tòa án không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian được tính thế nào?
- Mức phạt lỗi che biển số xe máy, xe ô tô năm 2025 là bao nhiêu? Lỗi che biển số xe bị trừ bao nhiêu điểm GPLX?
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?