Trường cao đẳng công lập có tư cách pháp nhân không? Nhiệm vụ của trường cao đẳng công lập được quy định như thế nào?
Trường cao đẳng công lập có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định địa vị pháp lý của trường cao đẳng như sau:
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng
1. Trường cao đẳng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
3. Trường cao đẳng hoạt động theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, pháp luật giáo dục, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định:
Loại hình trường cao đẳng
1. Trường cao đẳng trong Thông tư này được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường cao đẳng công lập;
b) Trường cao đẳng tư thục;
c) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, trường cao đẳng công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trường cao đẳng công lập (Hình từ Internet)
Tên trường cao đẳng công lập có được đặt gây nhầm lẫn với tên của trường cao đẳng đã thành lập trước đó không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng công lập như sau:
Nguyên tắc đặt tên trường cao đẳng
1. Tên bằng tiếng Việt của trường cao đẳng gồm thành tố quy định tại điểm a khoản này và một hoặc các thành tố quy định tại điểm b, c, d và đ khoản này:
a) Cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trường cao đẳng;
b) Cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính;
c) Cụm từ xác định tên riêng: Tên địa phương; tên danh nhân văn hóa, lịch sử; tên cá nhân, tên tổ chức quản lý hoặc sở hữu trường. Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường;
d) Cụm từ xác định chất lượng, đẳng cấp: Khi đáp ứng tiêu chí chất lượng theo quy định và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;
đ) Cụm từ gắn với tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài: Tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài phải gắn với hiệp định hợp tác cấp quốc gia hoặc chương trình hợp tác hoặc chương trình liên kết đào tạo với trường của quốc gia nước ngoài hoặc chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn của khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài.
2. Việc đặt tên trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không gây nhầm lẫn về chất lượng, đẳng cấp trường.
3. Tên trường không được trùng và gây nhầm lẫn với tên của trường cao đẳng đã thành lập trước đó.
4. Tên giao dịch quốc tế của trường được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phu họp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân và không gây nhầm lẫn với tên trường khác.
5. Tên bằng tiếng Việt của trường được ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, con dấu, biển hiệu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu của trường.
Theo đó, tên trường cao đẳng công lập không được đặt gây nhầm lẫn với tên của trường cao đẳng đã thành lập trước đó.
Nhiệm vụ của trường cao đẳng công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định nhiệm vụ, quyền hạn của trường cao đẳng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của trường cao đẳng
Trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
1. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;
đ) Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
e) Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;
h) Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
...
Theo đó, nhiệm vụ của trường cao đẳng công lập được quy định như trên.
Những cơ quan nào được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý các Trường Cao đẳng công lập thuộc UBND TP.HCM?
Thành phần tham gia hội đồng trường cao đẳng công lập có phải bố trí bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
Trường cao đẳng công lập tự chủ có được ưu đãi thuế không? Trường cao đẳng công lập tự chủ có được tự quyết định mức thu học phí không?
Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng công lập gồm có hội đồng trường hay hội đồng quản trị? Nghị quyết của hội đồng trường do ai tổ chức thực hiện?
Nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập là giáo viên hay giảng viên? Yêu cầu bằng cấp với giảng viên dạy thực hành là gì?
Các nguồn tài chính của trường cao đẳng công lập gồm những nguồn nào? Quản lý và sử dụng tài sản công đối với trường cao đẳng công lập phải đảm bảo thực hiện những gì?
Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập có được quyết định thành lập hội đồng tư vấn của trường không?
Quy chế hoạt động của trường cao đẳng công lập do cơ quan nào ban hành? Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng công lập bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
Trường cao đẳng công lập có tư cách pháp nhân không? Nhiệm vụ của trường cao đẳng công lập được quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện thủ tục miễn nhiệm thư ký hội đồng trường cao đẳng công lập bao gồm các bước nào?
Hồ sơ đề nghị thành lập hội đồng trường cao đẳng công lập nhiệm kỳ kế tiếp bao gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?