Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo những ngành nghề nào?
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm trực thuộc Bộ NNPTNT có được mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Nhà nước không?
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm được quy định tại Điều 1 Quyết định 1288/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm (sau đây gọi tắt là Trường) là đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng (kể cả dấu nổi), tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Trường đặt tại thành phố Hải Phòng.
2. Trường là cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ thực phẩm theo quy định của pháp luật.
3. Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý về lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trên cơ sở Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được mở tài khoản riêng tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm trực thuộc Bộ NNPTNT có được mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm đào tạo những ngành nghề nào?
Ngành, nghề đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 1288/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ ngành nghề và quy mô đào tạo
...
2. Ngành, nghề đào tạo:
a) Đào tạo trình độ cao đẳng chuyên nghiệp:
Trường được đào tạo các ngành theo quy định về thủ tục mở ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo;
Trường được tiếp tục đào tạo các ngành và chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền cho phép:
- Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm;
- Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối;
- Kế toán doanh nghiệp;
- Kế toán hành chính sự nghiệp;
- Ngành Tài chính - Ngân hàng (chuyên ngành: tài chính xã, phường, thị trấn);
- Tin học ứng dụng;
- Điện công nghiệp và dân dụng.
Trường được mở ngành đào tạo mới khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt.
c) Đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp nghề:
Các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Việc đăng ký hoạt động dạy nghề của Trường thực hiện theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
...
Như vậy, ngành nghề đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm được quy định cụ thể như sau:
(1) Đào tạo trình độ cao đẳng chuyên nghiệp:
Trường được đào tạo các ngành theo quy định về thủ tục mở ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo;
Trường được tiếp tục đào tạo các ngành và chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền cho phép:
- Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm;
- Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối;
- Kế toán doanh nghiệp;
- Kế toán hành chính sự nghiệp;
- Ngành Tài chính - Ngân hàng (chuyên ngành: tài chính xã, phường, thị trấn);
- Tin học ứng dụng;
- Điện công nghiệp và dân dụng.
Trường được mở ngành đào tạo mới khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt.
(2) Đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp nghề:
Các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm là bao nhiêu sinh viên?
Quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 1288/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ ngành nghề và quy mô đào tạo
...
- Điện công nghiệp và dân dụng.
Trường được mở ngành đào tạo mới khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt.
c) Đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp nghề:
Các nghề đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Việc đăng ký hoạt động dạy nghề của Trường thực hiện theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Quy mô đào tạo:
Quy mô đào tạo chính quy các ngành, nghề của Trường từ 2.500 - 3.000 học sinh, sinh viên.
Như vậy, theo quy định, quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ thực phẩm từ 2.500 - 3.000 học sinh, sinh viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?