Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp trực thuộc Bộ nào? Trường có tên giao dịch quốc tế là gì?
Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp trực thuộc Bộ nào? Trường có tên giao dịch quốc tế là gì?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 0765/QĐ-BCT năm 2011 quy định như sau:
Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là Bộ), được thành lập theo Quyết định số 250/QĐ-BLĐTB&XH, ngày 21 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Quyết định số 2596/QĐ-BCT, ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp.
Tên giao dịch quốc tế: Industrial and Commercial Vocation College.
Trụ sở chính đặt tại: Thị trấn Lai Cách, Huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương. Tên giao dịch quốc tế: Industrial and Commercial Vocation College.
Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp (Hình từ Internet)
Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp có được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 0765/QĐ-BCT năm 2011 quy định như sau:
Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động trên phạm vi cả nước về đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng có nhu cầu ở các trình độ cao đẳng, giáo viên dạy nghề, nghiên cứu khoa học sư phạm dạy nghề, trung cấp và sơ cấp nghề theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và Điều lệ này.
Trường là đơn vị sự nghiệp công lập, có quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 0765/QĐ-BCT năm 2011 quy định như sau:
Quyền hạn của Trường
1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đào tạo nghề.
2. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
3. Quyết định thành lập, sắp xếp, giải thể các đơn vị trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Điều lệ của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của Trường theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ của Bộ.
4. Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
6. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của Trường.
7. Quản lý, sử dụng, khai thác đất được Nhà nước giao hoặc thuê để xây dựng cơ sở phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp có những quyền hạn sau đây:
- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường đào tạo nghề.
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
- Quyết định thành lập, sắp xếp, giải thể các đơn vị trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Điều lệ của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo của Trường theo phân cấp quản lý tổ chức và cán bộ của Bộ.
- Được thành lập doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề.
- Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của Trường.
- Quản lý, sử dụng, khai thác đất được Nhà nước giao hoặc thuê để xây dựng cơ sở phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?